Dân Việt

Thầy giáo nổi như siêu sao, kiếm 85 tỉ mỗi năm

Người Lao Động 07/08/2013 14:35 GMT+7
Không giống những giáo viên khác, thầy Kim giàu lên nhờ dạy kèm tư nhân chứ không bao giờ làm việc trong các hệ thống trường công.

Thầy giáo Kim Ki-hoon nổi tiếng như siêu sao ở Hàn Quốc kiếm 4 triệu USD mỗi năm (85 tỉ đồng) nhờ dạy thêm.

Không giống những giáo viên khác, thầy Kim giàu lên nhờ dạy kèm tư nhân chứ không bao giờ làm việc trong các hệ thống trường công. Với 20 năm tuổinghề, người thầy tỉ phú này kiếm tiền bằngchính kỹ năng và trình độ giảng dạy của mình.

Kim Ki-hoon nổi tiếng như siêu sao ở Hàn Quốc nhờ dạy giỏi.Kim Ki-hoon nổi tiếng như siêu sao ở Hàn Quốc nhờ dạy giỏi.

Mỗi tuần, thầy Kim làm việc 60 giờ, môn dạy chính là tiếng Anh, mặc dù chỉ dành 3 giờ trong số đó để giảng dạy. Những bài giảng của Kim được ghi vào video và đưa lên mạng Internet, biến thành hàng hóa và bán với giá 4 USD/giờ. Hầu hết thời gian anh dành để trả lời câu hỏi trực tuyến cho các học sinh, soạn giáo án, viết sách giáo khoa và sách bài tập (khoảng 200 đầu sách).

"Tôi càng làm việc nhiều thì càng kiếm được nhiều (tiền). Tôi thích như vậy", thầy giáo chia sẻ. Mỗi năm, thầy Kim có khoảng 150.000 học sinh xem các bài giảng online, đa số là học sinh trung học. Sở dĩ, người thầy được nhiều học sinh tìm đến học là vì anh đã xây dựng thành công thương hiệu cho riêng mình. Kim thuê 30 phụ tá giúp anh quản lý việc giảng dạy và hiện đang điều hành một công ty xuất bản sách.

Ngày nay, học sinh được quyền lựa chọn giáo viên cho mình nên thầy cô nào tạo dựng được thương hiệu uy tín sẽ thu hút nhiều sinh viên theo học. Thầy Kim có khoảng 120 học sinh cho mỗi lớp học thêm nhưng các giáo viên khác ít hơn nhiều. Lee Chae-yun, chủ 5 trung tâm dạy thêm ở Seoul cho biết: "Những giáo viên có năng lực thực sự rất khó bị kiềm chânvà khó quản lý. Chúng tôi phải tôn trọng cái tôi của họ". Bà cũng cho biết thêm trung tâm luôncoi sinh viên là những khách hàng thực sự.

Để thu hút sinh viên, các giáo viên phải đẩy mạnh công tác quảng cáo. Họ phải đăng thành tích bản thân và học trò đã qua giảng dạy, số các trường mời họ tham gia giảng dạy trực tuyến, chưa kể bên ngoài "lò luyện thi" còn treo nhiều áp-phích khổng lồ.

Khi học sinh đăng ký học thêm tại các trung tâm, gia đình sẽ nhận được rất nhiều tin nhắn thông báo về tình hình học tập con cái mỗi buổi chiều. Ngoài ra,giáo viên sẽ điện thoại nói chuyện với phụ huynh mỗi tháng 2-3 lần để lấy ý kiến. Cứ vài tháng, chủ trung tâm sẽ điện đến gia đình học sinh một lần. Giáo viên dạy kèm nào ít được học trò ủng hộ (qua khảo sát) và thu hút ít học sinh sẽ bị sa thải khỏi trung tâm. Trong khi đó, hệ thống trường công không tạo được môi trường cạnh tranh và thi đua gay gắt như vậy.

Thầy tỉ phú Kim cho biết: "Giải pháp duy nhất là phải cải thiện giáo dục cộng đồng. Theo ông, nếu phụ huynh tin tưởng hệ thống giáo dục, họ sẽ không phải tốn nhiều tiền cho các lớp học thêm của con.

Theo thầy Kim, để tạo được sự tin tưởng này, các trường công lập nên trả lương cao hơn cho giáo viên, với mức tương đương giáo viên dạy thêm. Điều này sẽ kéo những giáo viên giỏi về lại hệ thống công lập, lúc đó phụ huynh sẽ hài lòng về dàn giáo viên trên trường và không tìm chỗ học thêm cho con trẻ.

Ngoài ra, thầy Kim còn cho rằng nhà trường cần xây dựng niềm tin và thương hiệu bằng cách thường xuyên tạo sự tương tác giữa nhà trường và gia đình. Trường học phải thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát học sinh về giáo viên giảng dạy, công tâm chỉ đạo các kỳ thi để kết quả ngày càng công khai, minh bạch.