Dân Việt

Chuyển tuyến khám chữa bệnh: Gây khó cho bệnh nhân, bệnh viện

Diệu Linh 22/08/2013 10:43 GMT+7
Ngày 21.8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Quy định về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều đại diện các cơ sở y tế cho rằng, đây là thông tư “gây khó” cho cả bệnh viện lẫn bệnh nhân.
Không ai muốn chuyển

Theo dự thảo thông tư, điều kiện để chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên là khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của cơ sở y tế tuyến dưới. Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật quy định, bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chuyển giữa các cơ sở y tế cùng tuyến khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán, điều trị của cơ sở y tế hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.

Nếu đại diện Bộ nói rằng cứ ban hành rồi 5-10 năm sau tình hình sẽ khác đi là vớ vẩn. Vì khám chữa bệnh không ổn thì tác hại lên bệnh nhân ngay lập tức, đâu phải 5-10 năm sau. Bộ không nên đưa ra những quy định không khả thi”.  Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Bệnh viện huyện Mai Châu
Thông tư quy định về việc chuyển tuyến được cho là “gây khó” cho cả bệnh viện lẫn bệnh nhân.

Bác sĩ Võ Thị Thanh Sơn - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tân Vinh (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết, theo phân tuyến kỹ thuật do Bộ quy định, Trạm y tế xã phải làm được kỹ thuật siêu âm, đỡ đẻ thường nhưng xã không có máy siêu âm, không có giá đỡ đẻ thường thì lấy gì ra mà làm. “Người nghèo thì không có điều kiện kinh tế để chuyển tuyến. Họ không thích chuyển tuyến nhưng trang thiết bị của xã không có, buộc chúng tôi phải chuyển lên tuyến trên”.

Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Bệnh viện huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) cũng cho biết, bệnh viện chỉ được thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật là chưa ổn. Ví dụ như bệnh viện huyện không được xử lý sản phụ đẻ thường nhưng bị đờ tử cung mà yêu cầu chuyển lên tuyến trên, giữa đường bệnh nhân chết thì ai chịu trách nhiệm. “Nếu đại diện Bộ nói rằng cứ ban hành rồi 5-10 năm sau tình hình sẽ khác đi là vớ vẩn. Vì khám chữa bệnh không ổn thì tác hại lên bệnh nhân ngay lập tức, đâu phải 5-10 năm sau. Bộ không nên đưa ra những quy định không khả thi”.

Nâng chất cho tuyến dưới

TS-BS Phan Huy Anh Vũ- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai cho biết, nội dung dự thảo Thông tư khá ưu việt, nếu thực hiện tốt thì sẽ có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, TS Vũ băn khoăn, mổ ruột thừa, đẻ thường tuyến huyện thực hiện rất dễ dàng, tuy nhiên trong 100 ca làm tốt thì cũng không tránh khỏi có 1-2 ca có tai biến, sơ xuất. Khi đó thì người dân lại dễ quay sang trách móc, kiện cáo bệnh viện “vì không cho chuyển tuyến mà xảy ra sự cố”, lúc đó bệnh viện cũng chẳng muốn giữ bệnh nhân, người bệnh ngại ngần khám đúng tuyến.

"Nếu đại diện Bộ nói rằng cứ ban hành rồi 5-10 năm sau tình hình sẽ khác đi là vớ vẩn. Vì khám chữa bệnh không ổn thì tác hại lên bệnh nhân ngay lập tức, đâu phải 5-10 năm sau. Bộ không nên đưa ra những quy định không khả thi”.
Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Bệnh viện huyện Mai Châu


Ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, tất cả các quy định chuyển tuyến, danh mục phân tuyến kỹ thuật đều do Bộ Y tế tiến hành, BHYT chỉ “đi theo” thực hiện về chi trả. Hầu hết bệnh nhân vượt tuyến đều cho biết họ không thích vượt tuyến vì sẽ phải chi trả tốn kém hơn, còn đi lại khó khăn, xếp hàng đông, nhưng họ yên tâm về điều trị. Việc “chảy máu” bệnh nhân sẽ khiến các bệnh viện tuyến dưới bị mất nguồn kinh phí để phát triển, cũng mất cơ hội để nâng cao trình độ điều trị. Vì thế, các bệnh viện đều có xu thế giữ bệnh nhân lại.

“Quan trọng vẫn là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới, tránh các tai biến không đáng có, khiến người dân mất niềm tin vào tuyến dưới, bất chấp khó khăn, tốn kém, đổ xô lên tuyến trên” - ông Phúc cho biết.