Hà Nội, TP.HCM sẽ cấm xe máy?
Vấn đề đặt ra là ở Hà Nội, TP.HCM hay các thành phố lớn, muốn giải quyết được bài toán cấm xe máy phải phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống vận tải hành khách công cộng để người dân có phương tiện đi lại...
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.Theo ông, nên có lộ trình cấm xe máy hay không?Từ năm 2011, tôi đã từng phát biểu như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tiến sỹ Lương Hoài Nam - cựu Tổng giám đốc Jetstar Pacific rằng cần phải có lộ trình cấm xe máy.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (Ảnh: Internet)
Nghị quyết 88 của Chính phủ cũng đã nêu rõ phải nghiên cứu, sớm đưa ra lộ trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở các thành phố lớn.
Như vậy tức là Nhà nước cũng đã có chủ trương như thế. Vấn đề đặt ra là ở Hà Nội, TP.HCM hay các thành phố lớn, muốn giải quyết được bài toán cấm xe máy phải phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống vận tải hành khách công cộng để người dân có phương tiện đi lại.Vì sao Nhà nước đã có chủ trương từ rất lâu, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được?
- Hiện nay chúng ta đang thực hiện giai đoạn 1 của lộ trình này rồi đấy chứ. Chúng ta đang phát triển giao thông vận tải công cộng đó thôi. Hà Nội, TP.HCM đã khởi công các tuyến metro, các tuyến đường sắt trên cao hay đường ưu tiên cho xe buýt nhanh…
Nghị
quyết 88 của Chính phủ cũng đã nêu rõ phải nghiên cứu, sớm đưa ra lộ
trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở các thành phố lớn.
|
Đó chính là những viên gạch đặt nền móng cho lộ trình tăng vận tải hành khách công cộng.Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông công cộng từ 2011 và tới giờ chúng ta đang làm theo lộ trình đó.Theo ông, số lượng xe máy không ngừng leo thang là do đâu?- Vấn đề là do quy hoạch và do yếu tố lịch sử để lại. Tư duy phát triển giao thông đô thị Việt Nam cũng chính là nguyên do chính tạo ra cái đó. Chúng ta đã bỏ qua giai đoạn phát triển ô tô.Mặt trái của sự “bùng nổ” hàng triệu xe máy là gì thưa ông?
- Có nhiều xe máy thì không thể có hình ảnh của một đô thị hiện đại. Chưa kể có xe máy, tình trạng giao thông rất hỗn độn, lộn xộn. Rất khó để xây dựng bộ mặt văn minh của đô thị với sự “bủa vây” của xe máy.
Do vậy, tôi tin rằng người dân chắc chắn sẽ ủng hộ chuyện không đi lại bằng xe máy để đô thị văn minh hơn.
Thực tế, xe máy cũng chính là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc vì người đi xe gắn máy không có gì bảo vệ ngoài mũ bảo hiểm. Đương nhiên, cả ô tô cũng là tác nhân gây tai nạn, ùn tắc, nhưng “tội” của xe máy nhiều hơn.
Theo thống kê mới đây của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện nay khoảng 70% các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam liên quan tới xe máy.
Và nữa, chỉ có ở Việt Nam mới có các hang cùng ngõ hẻm do có sự tồn tại của xe máy… Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Tôi nghĩ đó là vấn đề của quy hoạch, do tầm nhìn quy hoạch. Cái chính ở đây là chúng ta đã bỏ qua một cơ hội phát triển giao thông công cộng một cách đồng bộ. Ngay từ đầu, việc quy hoạch đã không tính đến sự thuận lợi cho các phương tiện công cộng.
Ví dụ, giờ Hà Nội và TP.HCM đều dùng xe buýt 45 chỗ thì chắc chắn không chạy được ở các phố nhỏ. Mà nếu như thế thì không tiện cho người dân vì người ta không thể đi bộ hàng chục cây số tới điểm chờ của xe buýt được. Rõ ràng như vậy phải phát triển thêm các phương tiện khác như ga tàu điện ngầm ở các khu dân cư.
Vậy theo ông, khi nào chúng ta có thể cấm được xe máy?
- Như tôi đã nói, muốn cấm xe máy phải có phương tiện vận tải hành khách công cộng hợp lý. Khi nào các phương tiện công cộng cơ bản giải quyết được nhu cầu của người dân thì chúng ta mới cấm được xe máy.
Người ta đang nói người Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào xe máy (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet)
Trong bối cảnh hiện nay, đúng là có muốn cấm xe máy cũng không làm được. Kinh tế chưa phát triển, hạ tầng chưa có, các phương tiện vận tải công cộng chưa nhiều thì đúng là không thể cấm được xe máy.
Thế nhưng, khoảng năm 2020 – 2025, khi nền kinh tế phát triển hơn, mọi thứ hiện đại hơn, chắc chắn ta phải cấm. Đó mới là lý do chúng ta cần có lộ trình và phải đầu tư cho hạ tầng ngay từ bây giờ.
Nhìn sang các quốc gia phát triển, theo ông vì sao họ đi trước chúng ta một bước và thành công trong việc cấm xe máy?
- Bởi vì họ có tầm nhìn quy hoạch tốt, rộng hơn. Họ đã tính toán được những chuyện đó khi xây dựng các khu đô thị.
Trong khi đó, ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử để lại nên chúng ta thừa hưởng mọi thứ hơi chắp vá. Những khu đô thị mới như Mỹ Đình, nhờ có quy hoạch tốt nên hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện công cộng được.
Còn ở nội thành, nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ quá thì làm sao phát triển các phương tiện vận tải công cộng được.
Éo le ở chỗ chúng ta không thể dẹp được các ngõ nhỏ, phố nhỏ đó. Nhưng khi xây dựng, phát triển các phương tiện vận tải công cộng, chúng ta hoàn toàn có thể tính được làm sao để người dân có thể từ các ngõ nhỏ, phố nhỏ đó tới bến xe với khoảng cách ngắn nhất.
Xin cảm ơn ông!