Đến cuối năm 2013, sẽ có thêm 128 chợ thực phẩm được Dự án hỗ trợ nâng cấp đi vào hoạt động.Thông qua việc nâng cấp các chợ thực phẩm này, bộ mặt nông thôn đã được thay đổi, hơn 300 xã được Dự án hỗ trợ hoàn thành một trong 19 tiêu chí về nông thôn mới, hạ tầng chợ đảm bảo giúp tiểu thương yên tâm buôn bán,sức khỏe cộng đồng cũng được cải thiện hơn.
Trong 6 năm (2010- 2015), ngoài việc hỗ trợ các tỉnh thiết lập vùng chăn nuôi ưu tiên với hàng chục nghìn hộ chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGap, nâng cấp các cơ sở giết mổ, Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và được Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lýcòn đầu tư cải tạo, nâng cấp 500 chợ thực phẩm tươi sống bảo đảm điều kiện vệ sinh, tạo chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch từ “trang trại” đến “bàn ăn”.
Chợ thực phẩm là nơi tiêu thụ trực tiếp đến người tiêu dùng và đến thẳng
mâm cơm người Việt, là một trong bốn mắt xích quyết định đến sức khỏe
của cộng đồng trong chuỗi giá trị sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt. Vì
thế,để các chợ thực phẩm hoạt động hiệu quả, bền vững theo đúng mục
tiêu thì bên cạnh sự nỗ lực của Dự án LIFSAP thì cũng cần sự nỗ lực
chung của cả cộng đồng.
|
Đến nay, 173 chợ thực phẩm tươi sống với quy mô hơn 7.000 quầy bán thịt phục vụ cộng đồng dân cư hơn 3 triệu ngườiđã được nâng cấp và đưa vào sử dụng. Bước đầu, các chợ này đã giúp người dân và các địa phương được hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn canh cánh nỗi lo làm sao để các chợ thực phẩm này vận hànhtheo đúng quy trình đã cam kết với Dự án tại thời điểm trước khi đầu tư.
Tăng hiệu quả kinh doanhKhu bán thực phẩm tươi sống tại chợ Đôi (thị trấn Tiên Lãng) được dự án LIFSAPcải tạo theo một mẫu chuẩn,đình chợ được xây cao, thông thoáng, quầy bán thịt được ốp đá và có hệ thống nước sạch, bề mặt nền được ốp lát sạch sẽ. Chợ có hệ thống chiếu sáng và hệ thống cấp, thoát nước hợp vệ sinh, khu chứa rác thải và nhà vệ sinh công cộng thuận tiện. Ngoài đầu tư về cơ sở hạ tầng, dự án LIFSAPcòn tổ chức các chương trình tập huấn, hướng dẫn cho BQL chợ và tiểu thương cách vận hành, bảo quản tài sản và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Nguyễn Thị Nhớ, người bán thịt lợn ở đây cho biết: “Trước đây, khi chưa nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống, chúng tôi bày hàng trên bàn gỗ, sử dụng lâu ngày sạp bị xuống cấp, xập xệ, đến mùa mưa nền quầy nhớp nháp nước thải. Lúc đó nước nôi cũng không tiện, phải xách nước từ nhà người quen đi vào chợ và phải dùng tiết kiệm để đỡ phải xách nhiều.Giờ chợ mới có vòi nước sạch ngay dưới quầyvà hệ thống thoát nước thải ngay dưới sàn.Từ quầy bán thịt đến lối đi được ốp đá, lát gạch khang trang, sạch đẹp, rất thuận tiện cho tiểu thương làm vệ sinh trước và sau khi bán hàng.Chúng tôi bán hàng chạy hơn vì người mua an tâm về chất lượng”.
Mô hình chợ thực phẩm an toàn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
“Cú hích” để các xã mở rộng quy mô chợTheo ông Bùi Văn Tẹo, Trưởng Ban quản lý chợ Nãi Sơn, xã Tú Sơn (Kiến Thụy) Chợ trước đây tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh, khi dự án Lifsap đầu tư nâng cấp chợ, chính quyền địa phương và các hộ tiểu thương rất ủng hộ. Ban quản lý chợ vận động tiểu thương đóng góp thêm hơn 160 triệu đồng để đầu tư thêm một số công trình phụ trợnằm ngoài mục tiêu hỗ trợ của Dự án để đảm bảo chợ được đầu tư một cách đồng bộ.
Ông Lương Ngọc Lập, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng (Tiên Lãng) khẳng định, tiểu thương kinh doanh thuận lợi hơn nhiều sau khi được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Trước đây chợ Bạch Đằng nền đất, tạm bợ, không đảm bảo cho tiểu thương buôn bán, sau khi dự án Lifsap đầu tư xây dựng mới khu chợ thực phẩm 16 gian đạt chuẩn, thì UBND xã mạnh dạn huy động xã hội hóa để nâng cấp chợ với quy mô lớn hơn, dự định chợ sẽ có thêm các khu bán cá, bán hàng khô, bán rau có mái che, quầy hàng…không để chợ tạm như trước.
Qua quan sát của chúng tôi, tại các chợ mà dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp, sau khi khu bánthực phẩm được xây dựng, các chợ đều thực hiện xã hội hóa, vận động hộ kinh doanh góp sức xây dựng, mở rộng quy mô chợ.
Phát triển bền vững và lâu dàiMặc dù có sự đầu tư từ dự án LIFSAP đã biến những ngôi chợ thôn quê trở thành những ngôi chợ hiện đại, khang trang, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần giúp địa phương hoàn thành một trong 19 tiêu chí về nông thôn mới.Nhưng, để những chợ thực phẩm tươi sống có thể hoạt động được đúng với mục tiêu mà Dự án LIFSAP đề ra thì cần sự nỗ lực của tất cả các bên bao gồm chính quyền, tiểu thương và người dân.
Tiểu thương tham gia buôn bán thực phẩm thịt tươi sống ở chợđã được dự án Lifsap đào tạo các kiến thức về thực hành kinh doanh tốtđể có thể duy trì hoạt động chợ theo đúng tiêu chuẩn Chợ thực phẩm tươi sống Lifsap. Ban Quản lý chợ giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát, thực hiện và đưa các quy định, quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình Lifsap đối với các tiểu thương, người buôn bán trong chợ.
Đặc biệt, người tiêu dùng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đưa các chợ thực phẩm tươi sống hoạt động hiệu quả thông quaviệc chỉ mua sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy sạp áp dụng đúng quy trình thực hành kinh doanh tốt. Khi người tiêu dùng nâng cao nhận thức về việc mua các sản phẩm thịt sạch một cách tích cực thì hoạt động của chợ thực phẩm tươi sống và hoạt động buôn bán của các bà con tiểu thương tại chợ cũng sẽ ngày một tích cực và phát triển hơn. Các hình thức buôn bán nhỏ lẻ, tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tự bị loại bỏ.