Tiến sĩ
Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa công nghệ tin học ứng dụng UIA cũng
cho rằng, khả năng ngoại cảm là
1 vốn quý không phải ai cũng có được, do vậy, phải trân trọng giữ gìn và sử
dụng một cách hợp lý. Việc dùng ngoại cảm cũng không chỉ trong lĩnh vực tìm mộ
mà còn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như tìm hung thủ trong các vụ
án hình sự, dự báo thiên tai…
“Nhưng muốn ngoại cảm trong sáng và hiệu quả thì phải nhổ bỏ những ngoại cảm giả, ngoại cảm nhái thì ngoại cảm chân chính mới có cơ hội phát triển” –TS Khanh cho biết.
Do đó, cả TS Quý và TS Khanh đều khẳng định, cần phải có những biện pháp quản lý các nhà ngoại cảm để sử dụng có hiệu quả, tránh để hoạt động lan man, vô tổ chức, đồng thời tránh được những sai sót và người dân cũng không bị lừa bởi các nhà ngoại cảm rởm.
“Chúng tôi đề nghị phải có những tổ chức có đủ năng lực để kiểm tra, xác định xem họ có năng lực ngoại cảm hay không (việc này không khó). Tiếp theo, nếu có khả năng ngoại cảm thì xác định thiên về hướng nào, cao hay thấp, cao đến mức nào.... Việc định lượng là tương đối khó và phải khảo nghiệm rất cụ thể và liên tục vì đến nay chúng ta chưa biết cơ chế tiếp cận thông tin của nhà ngoại cảm và vì ngay nhà ngoại cảm có năng lực tốt cũng không biết có khi nào đó mình đưa ra thông tin sai” – TS Quỹ khẳng định.
Tuy
nhiên, TS Quý cũng cho rằng không nên coi hoạt động ngoại cảm là một nghề để
rồi cấp thẻ cho người tự xưng là nhà ngoại cảm hoạt động. Nhưng cần phải có
nhiều biện pháp quản lý và ứng dụng các khả năng của các nhà ngoại cảm, tránh
lãng phí chất xám, nhưng cũng tránh các thông tin sai lệch.
Riêng trong việc tìm mộ, nếu có nhiều thông tin, chứng cứ vật chất tin cậy trong vụ việc cụ thể thì có thể không cần giám định gen (để đỡ tốn kém). Còn lại tất cả các trường hợp khác đều phải giám định gen thì mới đủ độ tin cậy.
Theo TS Quý, các biện pháp quản lý nhà ngoại cảm bao gồm:
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước nhanh chóng có văn bản nghiêm cấm việc tổ chức hành nghề ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ cũng như với những động cơ khác, đặc biệt là liên quan đến chính trị. Cần đưa ra chế tài từ xử lý hành chính, đến bắt buộc chữa bệnh (có nhiều người mắc bệnh tâm thần hoang tưởng), xử lý hình sự (tội lừa đảo, gây rối trật tự...)
2. Với những người được cơ quan khoa học xác định có khả năng ngoại cảm thông qua kết quả khảo nghiệm nghiêm túc (có hồ sơ đầy đủ để có thể kiểm tra, giám sát) cần được các cơ quan này quản lý, sử dụng tiếp vào việc tìm hài cốt liệt sĩ ở giai đoạn đầu. Đặt vấn đề quản lý vì phải thường xuyên giám sát, kịp thời phát hiện thông tin thiếu chính xác (vì ngay nhà ngoại cảm cũng không biết) để có hướng đi tiếp phù hợp, tránh sai sót, tốn kém tiền của của nhân dân
Các cơ quan khoa học hỗ trợ gia đình đi tìm hài cốt liệt sĩ trong nghiên cứu, đánh giá thông tin để quyết định các bước tiếp theo. Người đi tìm hài cốt liệt sĩ cần luôn tỉnh táo khi tiếp nhận và xử lý thông tin do nhà ngoại cảm cung cấp. Chỉ nên thu một khoản kinh phí nhỏ để bồi dưỡng cho nhà ngoại cảm, cán bộ chuyên môn tư vấn, còn việc đi tìm hài cốt do gia đình tự trang trải.
3.
Cần thống kê và công bố rộng rãi các phòng thí nghiệm giám định gen có đủ năng
lực giám định gen ty thể để Nhà nước giao nhiệm vụ và nhân dân biết khi có nhu
cầu. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu (ngân hàng) gen các
thân nhân liệt sĩ để tra cứu trong giám định, nhưng sẽ rất tốn kém vì số lượng
liệt sĩ chưa xác định được danh tính rất lớn.
Trước mắt, cứ trường hợp nào có nhu cầu thì phân tích gen, rồi lưu lại bằng một phần mềm máy tính, có sự kết nối giữa tất cả các phòng thí nghiệm để cùng khai thác. Nhà nước nên có hỗ trợ cho các gia đình liệt sĩ khoản kinh phí nhất định vì giám định gen tương đối tốn kém.