Thưa bà, theo trang web của Sở KHĐT Hà Nội, Công ty TNHH TM&SX Hà Thành có đăng ký kinh doanh, tuy nhiên sản phẩm sa tế tôm của công ty này là thực phẩm, cần phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và các chỉ số an toàn thực phẩm. Việc cấp giấy này như thế nào?
Sa tế tôm Tân Đại Phát vẫn được sản xuất, trên trang web của Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, Công ty Hà Thành vẫn ở tình trạng “đang hoạt động”.
- Hiện, sản phẩm sa tế tôm Tân Đại Phát của Công ty TNHH TM&SX Hà Thành không có trong danh sách công bố sản phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Sa tế tôm được coi là mặt hàng nông thủy sản do ngành nông nghiệp quản lý, tuyến thành phố do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phụ trách.
Sau khi nhận được thông tin do Báo NTNN cung cấp, chúng tôi đã trao đổi với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và họ cũng xác nhận không thấy có giấy chứng nhận cho sản phẩm này của Công ty Hà Thành. Đồng thời chúng tôi cũng đã trao đổi với khoa An toàn thực phẩm của Trung tâm Y tế quận Long Biên, Trạm Y tế phường Đức Giang để tìm hiểu việc kiểm soát an toàn thực phẩm, họ cho biết cơ sở đã ngừng sản xuất 3 năm nay.
Tuy nhiên, thực tế Công ty Hà Thành vẫn sản xuất, sản phẩm vẫn có bán trên thị trường, vậy sản phẩm có vấn đề (thối mốc) thì xử lý thế nào, thưa bà?- Theo quy định, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan chức năng quản lý về việc cơ sở mình không hoạt động nữa và thông báo đến đơn vị mà mình đăng ký giấy phép kinh doanh. Tôi cho rằng Công ty Hà Thành đã làm các thủ tục này thì địa phương mới biết họ ngừng sản xuất, nhưng thực tế họ vẫn làm thì khó kiểm soát.
Hiện tại, họ đã đăng ký ngừng sản xuất ở Hà Nội nhưng vẫn sản xuất ở Bắc Ninh thì họ phải đăng ký với Bắc Ninh. Nếu họ không làm điều đó thì xét về bản chất, đây được coi là một dạng hàng giả… Hàng này lại được bán về Hà Nội không qua con đường chính thống thì trách nhiệm kiểm soát, xử phạt sẽ thuộc về quản lý thị trường và công an kinh tế.
Bà Hoàng Thị Thu Minh cho biết: Theo Luật An toàn thực phẩm, trong vòng 3
năm, các đơn vị sản xuất thực phẩm phải đăng ký lại chất lượng sản
phẩm, còn đối với một số sản phẩm HACCP, ISO thì 5 năm đăng ký lại 1
lần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đăng ký theo hình thức công bố hợp
quy, có nghĩa là đăng ký thẳng lên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc
đăng ký sản xuất hay giấy công bố sản phẩm tùy vào từng sản phẩm, ví như
sản phẩm sa tế tôm này thì Chi cục Quản lý nông lâm thủy sản có đủ điều
kiện cấp giấy chứng nhận sản xuất.
|
Ngoài trách nhiệm của quản lý thị trường thì việc quản lý và xử lý vi phạm này còn có trách nhiệm của đơn vị nào, thưa bà?-
Theo Thông tư số 14 của ngành nông nghiệp, đối với cơ sở cấp giấy phép
kinh doanh của ngành nông nghiệp do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm
thủy sản cấp và quản lý, còn những cơ sở mà giấy phép kinh doanh do
quận, huyện cấp thì quận, huyện đó quản lý.
Việc quản lý được
phân cấp theo ngành dọc: Thành phố, quận, huyện, xã, phường… có trách
nhiệm quản lý cơ sở được phân cấp, ngoài ra còn phải phân cấp theo
ngành: Y tế, nông nghiệp hay công thương các cấp phải phối hợp quản lý
nữa họ mới biết được sản phẩm đó có được công bố hay không.
Theo đánh giá của bà, trong trường hợp cụ thể của sa tế tôm Tân Đại Phát này, đơn vị nào chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý?- Theo Nghị định 91/2012 thì việc này được giao cho thanh tra ngành nông nghiệp đi kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm, thế nên Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản là đơn vị có trách nhiệm làm nhiệm vụ này. Còn y tế là ngành thường trực, chúng tôi là đơn vị chỉ đạo, do vậy chỉ tham gia giám sát, phối hợp.
Xin cảm ơn bà! Chúng tôi vô cùng bức xúc đối với các nhà quản lý thị trường, chất lượng sản phẩm thực phẩm hiện nay. Nghe ông Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Y tế và ông Nguyễn Văn Liệu – Trưởng phòng An toàn thực phẩm huyện Thuận Thành, Bắc Ninh nói, thấy rõ trách nhiệm thực thi công việc của 2 cơ quan này là vô trách nhiệm khi đã phát hiện những sai phạm trong quá trình sản xuất của cơ sở này nhưng cũng không có biện pháp kiên quyết mà chỉ là “nhắc nhở”… Chúng tôi đề nghị chính quyền, cơ quan chức năng Hà Nội và Bắc Ninh cần kết hợp điều tra và xử lý nghiêm cơ sở sản xuất của Công ty Hà Thành, đứng đầu là bà Phí Thị Thu Hà.
Nguyễn Thị Mai Hương (Ba Đình, Hà Nội).
Bà Phí Thị Thu Hà đã bị Công an phường Đức Giang xử lý vào năm 2010 về hành vi sản xuất các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nay vẫn tái phạm, cho thấy bà Hà đã “nhờn” luật. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của bà Hà cũng nhiều điểm mờ ám. Cần phải xử phạt hành chính ở mức cao nhất và rút giấy phép kinh doanh của bà Hà, nếu không sẽ có nhiều người phải gánh chịu hậu quả.
Nguyễn Anh Tuấn (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội)
Hiện nay, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, mất ATVSTP là nỗi ám ảnh của người dân. Nhưng do chế tài chưa đủ mạnh, thậm chí không loại trừ việc người thực thi công vụ còn tiếp tay… nên vấn đề ATVSTP vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Đối với Công ty TNHH TM&SX Hà Thành, đưa ra thị trường sản phẩm sa tế như Báo NTNN đã nêu, cơ quan chức năng cần phải truy tìm được giám đốc để xử phạt hành chính, buộc tiêu hủy sản phẩm kém chất lượng đó. Trong trường hợp sa tế đã gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, Công ty Hà Thành phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khách hàng có thể khởi kiện hoặc nhờ sự can thiệp của Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở đia phương, yêu cầu Công ty TNHH TM&SX Hà Thành bồi thường, bảo vệ quyền lợi cho mình.
Tiến sĩ luật Trần Công Trục (Hội Luật gia VN)
|