Theo đó, Thủ trưởng các bệnh viện cần củng cố tăng cường
hiệu quả hoạt động của
đường dây nóng gồm: số điện thoại bệnh viện, số điện
thoại giám đốc bệnh viện, số điện thoại của Sở Y tế hoặc số đường dây nóng của
Bộ đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu công khai số
đường dây nóng của cơ sở y tế tại nơi người dân dễ thấy như
nơi đón tiếp, khoa khám bệnh, khoa cấp cứu, khoa điều trị… và phân công cán bộ y
tế thường trực 24/24h để tiếp nhận ý kiến phản ánh qua đường dây nóng.
Cũng theo chỉ thị, khi nhận
được ý kiến người dân thì người tiếp nhận cần có trách nhiệm giải thích rõ, xử
lý ngay vấn đề có thể, hoặc chuyển tới các cá nhân, bộ phận liên quan. Cá nhân
và bộ phận liên quan khi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm xử lý ngay , nếu
cần phải đến tận nơi kiểm tra xử lý.
Về hình thức kỷ luật, Bộ trưởng cũng yêu cầu xử lý nghiêm
đối với người chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin và cá nhân, bộ phận bị
phản ánh nếu không hoàn thành nhiệm vụ như nhắc nhở, phê bình toàn bệnh viện,
trừ thu nhập, thuyên chuyển công tác hoặc các hình thức kỷ luật khác theo quy
định…
Bộ trưởng Kim Tiến cũng yêu cầu các Giám đốc Sở Y tế tăng
cường kiểm tra giám sát việc thực hiện đường dây nóng tại các bệnh viện và tổng
hợp, báo cáo về cơ quan Bộ định kỳ 6 tháng một lần; khen thưởng các đơn vị thực
hiện tốt… Sở sẽ tiếp nhận các ý kiến phản ánh với bệnh viện không được xử lý
kịp thời. Còn Cục, Vụ thuộc Bộ sẽ tiếp nhận các ý kiến người dân đã phản ánh ở
bệnh viện, ở Sở nhưng không được giải quyết…
Bạn là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân, bạn có sẵn sàng gọi vào đường dây nóng để phản ánh các tiêu cực mà bạn thấy ở bệnh viện?
|