Dân Việt

Phát minh "độc" giúp con người “nhìn” bằng… tai

Tuấn Anh (theo NPR) 29/07/2013 19:00 GMT+7
Các nhà khoa học tại Đại học Ecole Polytechnique Federale (EPFL) ở Thụy Sĩ đã tạo ra thuật toán giúp con người có thể định vị bằng âm thanh.

Định vị bằng âm thanh là quá trình được một số loài động vật, đặc biệt là dơi, sử dụng để nhận diện môi trường xung quanh dựa vào âm thanh mà chúng phát ra.

Dokmanic chuẩn bị cho nổ quả bóng ở nhà thờ Lausanne ở Thụy Sĩ. Bằng cách đo tiếng vang, ông có thể dễ dàng tính toán hình dạng căn phòng.
Dokmanic chuẩn bị cho nổ quả bóng ở nhà thờ Lausanne ở Thụy Sĩ. Bằng cách đo tiếng vang, ông có thể dễ dàng tính toán hình dạng căn phòng.

Giờ đây, các nhà khoa học đã tạo ra một thuật toán giúp chúng ta có cơ hội “nhìn” vật thể bằng âm thanh. Ivan Dokmanic, tác giả chính của nghiên cứu, làm việc tại EPFL, cho biết: dự án bắt đầu với câu hỏi: "Liệu có thể tạo ra âm thanh và nhờ nó, chúng ta hình dung được các vật thể?". Giờ đây, Dokmanic và nhóm nghiên cứu đã biến điều đó thành sự thật.

Đầu tiên, họ đặt một vài micro xung quanh một căn phòng. Micro được kết nối với bộ khuếch đại. Máy tính tạo ra một số âm thanh và tính toán hình dạng của căn phòng dựa trên những tiếng vọng từ các bức tường trong phòng.

img

Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong âm học kiến trúc. Dokmanic nói: “Giả sử, bạn đang xây dựng một phòng hòa nhạc và biết âm thanh mà bạn muốn đạt được như thế nào. Chỉ cần ứng dụng thuật toán của chúng tôi, nó sẽ đưa ra căn phòng mà bạn cần.”

Công nghệ này còn trợ giúp cho người khiếm thị. Nó có thể cho họ biết bố cục của căn phòng hoặc những vật cản ở vị trí nào để có thể dễ dàng di chuyển. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng trong pháp y. Nếu âm thanh của tội phạm được ghi lại, nó có thể được sử dụng để tái tạo lại căn phòng, cung cấp bằng chứng cho các nhà điều tra.

Tuy nhiên, các ứng dụng của nghiên cứu này mới chỉ ở dạng ý tưởng. Dokmanic và nhóm của ông đang huy động vốn để mở rộng công nghệ này và hy vọng sẽ biến nó thành một ứng dụng điện thoại thông minh.

"Tôi hy vọng không bao lâu nữa nghiên cứu này sẽ được ứng dụng một cách thiết thực trong cuộc sống của con người", Dokmanic cho biết.