Thịnh chia sẻ: “Lúc thi về, so sánh bài làm với đáp án, em dự tính 3 môn thi của mình sẽ đạt khoảng 29,5 điểm. Và kết quả điểm thi thực tế gần sát với điểm em dự tính: Toán 10 điểm, sinh 9,5 điểm và hóa 9,75 điểm”. Thịnh là con đầu trong gia đình có 5 người con. Bố mẹ làm thuê, con cái đông nên kinh tế gia đình Thịnh thuộc diện khó khăn. Anh Trần Thanh Cường - bố Thịnh cho biết: “Từ bé Thịnh đã học giỏi, chính thành tích học tập của Thịnh là nguồn động viên lớn lao để vợ chồng tôi quên đi khó khăn, cố gắng nuôi con”.
Em Hồ Gia Phúc - tân thủ khoa trường ĐH Kiến trúc TPHCM. Ảnh Đức Tuấn
Trong số các thủ khoa khối C, Tạ Thị Tâm, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Yên Mô B, Ninh Bình (thủ khoa
Trường Đại học Hồng Đức) được xếp ở “chiếu trên” với số điểm 26,5. Hoàn cảnh của em rất khó khăn. Năm Tâm mới được 6 tuổi, bố em đột ngột qua đời do mắc bệnh lao, từ đó một mình mẹ em vất vả chèo chống nuôi 4 chị em Tâm ăn học. Không tiền học thêm, lại phải thường xuyên giúp mẹ làm thêm, làm việc nhà nên Tâm học bằng cách ghi bài học ra những tờ giấy nhỏ, dán ở khắp nhà để ngồi đâu cũng có thể học được.
Thủ khoa Trường
ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh Hồ Gia Phúc (với 26,5) là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quy Nhơn, Bình Định). Phúc cho hay, em sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách khi vào đại học, bởi kinh tế gia đình eo hẹp. Cha mẹ em khó khăn nhưng luôn tằn tiện để lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Phúc là con thứ ba trong gia đình vào đại học, em còn một đứa em đang học lớp 8…
Trần Thanh Khuê (Trường THPT số 1 Phù Cát, Bình Định), đồng thủ khoa Trường
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh với 26,5 điểm khó tin mình đỗ cao như vậy bởi trước kỳ thi đại học 5 ngày, Khuê phải phẫu thuật viêm ruột thừa, người nhà phải thay mặt làm thủ tục dự thi. Mấy ngày thi, Khuê phải gắng gượng chịu đau để leo cầu thang vào phòng làm bài. Tuy nhiên, thầy cô và bạn bè Khuê thì không ngạc nhiên khi Khuê đạt thủ khoa, bởi cô học sinh này là học sinh giỏi suốt 12 năm học; 4 lần đoạt giải Nhì học sinh giỏi môn hóa và thi máy tính cầm tay cấp tỉnh.