Các nhiệm vụ lớn được xác định là: Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (ND) thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và công tác hội; Tiếp tục kiện toàn củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; thực hiện hiệu quả Kết luận 61 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (KL 61), Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 673);
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ ND phát triển sản xuất, vận động hướng dẫn ND phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong ND, nông thôn; Đẩy mạnh 3 phong trào thi đua của Hội, hưởng ứng phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM);
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN, ND, NT).
Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường (giữa) thăm mô hình canh tác cà phê của ND xã Hua La, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La.
Ban Chấp hành T.Ư Hội cũng đề ra các giải pháp thực hiện 8 nhiệm vụ này, đó là các cấp hội tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền Nghị quyết T.Ư 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Hiến pháp sửa đổi, Luật Đất đai (sửa đổi) và các chủ trương, chính sách liên quan tới NN, ND, NT…
Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức hội các cấp gắn với phát triển và nâng cao chất lượng hội viên; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi, tổ hội theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn với sản xuất và đời sống của hội viên, ND; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở các cấp hội nhiệm kỳ mới; xây dựng chiến lược phát triển bền vững của hệ thống Hội ND các cấp giai đoạn 2014-2020…
Chủ động xây dựng các chương trình, dự án thực hiện KL 61 và QĐ 673; phối hợp nghiên cứu đề xuất một số đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đã có và ban hành mới một số chính sách về phát triển nông nghiệp, hỗ trợ ND và xây dựng NTM.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh vào các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ ND phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; hướng dẫn ND tham gia các hình thức kinh tế tập thể, liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả 3 phong trào thi đua lớn của Hội, trọng tâm là phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Điều chỉnh, sửa đổi quy định tiêu chí hộ SXKD giỏi các cấp phù hợp với thực tiễn của phong trào ở địa phương; tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM...
Nắm chắc tình hình NN, NT, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất chính đáng của ND, những vướng mắc bất hợp lý trong quá trình tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách; chủ động và có chính kiến trong việc tham mưu, đề xuất tham gia xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách liên quan đến NN, ND, NT, các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn, xây dựng NTM…
11 chỉ tiêu của Hội năm 2014 8.000.000hội viên, ND được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội ND.
300.000 hội viên mới được kết nạp. 85% cơ sở hội khá và vững mạnh. 150.000cán bộ hội được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. 95%chi hội có quỹ hoạt động, bình quân từ 25.000 đồng trở lên/hội viên/năm. 60%số hộ ND đăng ký, trong đó 50% đạt danh hiệu SXKD giỏi. 15%là mức tăng trưởng của Quỹ Hỗ trợ ND. 90%số hộ ND đăng ký, trong đó 85% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”. 100%Hội ND cấp tỉnh, cấp huyện; 80% Hội ND cấp xã tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ ND có hiệu quả. 220.000ND được hội trực tiếp và phối hợp dạy nghề; trong đó 70% trở lên có việc làm. 20%là thêm số Hội ND cấp xã hướng dẫn, tổ chức ND xây dựng được ít nhất 1 mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả.
|