Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Ken
và phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore của Anh tin rằng khi sao chổi
băng giá va vào các hành tinh, chúng sẽ tạo ra các axit amin.
Từ giả thuyết đó, họ tiến hành mô phỏng một vụ va chạm trong vũ trụ. Họ đưa một số chất vốn là thành phần cơ bản thường xuyên được tìm thấy của sao chổi gồm ammonia, carbon dioxide và methanol vào thử nghiệm. Sau đó, họ tiến hành một cuộc mô phỏng vụ va chạm với vận tốc 15.000 dặm/h (khoảng 24.140 km/h).
Kết quả, những nhà khoa học phát
hiện các axit amin, những thành phần thiết yếu cho sự sống đã được tạo ra từ vụ va chạm này.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh, cũng như con người có thể tác động để tạo ra nơi ở mới trong vũ trụ trong tương lai. Chẳng hạn như lớp băng giá bao phủ bề mặt Enceladus và Europa-hai mặt trăng của sao Thổ và sao Mộc, có thể cũng cấp những điều kiện hoàn hảo để “sản xuất” những axit amin từ những vụ va chạm với thiên thạch.
Tiến sĩ Zita Martins, người lãnh
đạo dự án nghiên cứu, cho biết: “Khoảnh khắc khi chúng tôi nhận được kết quả
thử nghiệm thật tuyệt vời. Đây là một trong những giây phút hạnh phúc nhất đời
tôi.
Phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành khoa học vũ trụ. Bước tiếp theo của chúng tôi là tiếp tục nghiên cứu để có thể phần nào đó giải đáp cho câu hỏi vĩ đại: Nguồn gốc sự sống trên Trái đất?”.
Quả vậy, từ lâu các nhà khoa học
luôn đau đầu trong việc tìm ra lời giải cho việc hình thành sự sống trên Trái
đất. Giờ đây giả thiết Trái đất va chạm với sao chổi trong khoảng thời gian từ
3,8-4,5 tỷ năm trước để rồi gieo mầm sự sống trở nên hợp lý hơn bao giờ hết. Bởi
lẽ, nhiều nghiên cứu đã đi đến cùng một kết luận rằng hành tinh xanh bắt đầu có
sự sống từ khoảng 3,5 tỷ năm trước.