Trước diễn biến phức tạp của bão số 14, để tránh thiệt hại về người và tài sản. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Diễn Châu đã nhanh chóng phân công các thành viên về các xã vùng biển kết hợp với chính quyền xã, giúp dân chống bão. Đồn biên phòng 152 kêu gọi tàu trở về tránh bão an toàn. Đến chiều 9.11, đã có 100% tàu thuyền ngư dân Diễn Châu đã trở về nơi neo đậu.
Bà Hoàng Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: Chiều 9.11, huyện đã chỉ đạo tàu thuyền ngư dân neo đậu an toàn và di dời khẩn cấp hơn 1.300 hộ dân ở khu du lịch biển Diễn Hải, Diễn Thành và một số hộ ở 2 xã Diễn Kim, Diễn Vạn đến nơi an toàn. Dự kiến trong ngày mai (10.11) sẽ di dời hơn 3.000 hộ dân những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Cùng ngày, tại thị xã biển Cửa Lò những làng ven biển, người dân đã gói ghém đồ đạc với tư thế sẵn sàng sơ tán. 9 giờ sáng 9.11, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu lãnh đạo TX Cửa Lò phát lệnh di dời dân ở một số vùng nguy hiểm. Theo lãnh đạo thị xã Cửa Lò thì địa phương này đã đi dời 1.200 hộ dân ven biển và dự kiến có thể di dời trên 6.000 hộ ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Dinh - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết, trong đêm 8.11, tất cả các thành viên của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện đã có mặt tại các xã, trực tiếp gọi điện cho chủ tàu và gia đình đề nghị các tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.Ông Đặng Ngọc Bình - Phó chủ tịch huyện cho
biết: Từ ngày 9-10.11, huyện Quỳnh Lưu
sẽ sơ tán hơn 8000 hộ dân vùng nguy hiểm ven biển và dưới chân hồ đập.
Tại các huyện: Nghi Lộc, Yên Thành, Tương Dương, Kì Sơn... chính quyền cũng đang tích cực chỉ đạo sơ tán dân đến nơi an toàn.
Để chủ động đối phó với siêu bão, ông Nguyễn Xuân Đường- Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành và các huyện thành thị hoãn ngay các cuộc họp và các hoạt động không cần thiết trong hai ngày 9 và 10.11; tổ chức các lực lượng thường trực 24/24h; cho các trường nghỉ học từ ngày 10 đến ngày 12.11...
Sở NNPTNT phải có phương án thông báo và chủ động xả nước vì hiện nay các hồ đập đã đầy nước, có phương án ứng cứu khi bão vào... Các phương án đối phó với siêu bão phải hoàn tất trước 19h ngày 9.11.
Quảng Bình: Tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn
Chiều 9.11, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, 3.575 tàu thuyền với 15.059 thuyền viên của tỉnh này đã vào bờ trú, tránh bão an toàn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho biết đã đình hoãn các cuộc họp
để tập trung cao cho công tác phòng chống siêu bão; đồng thời, tổ chức
các đoàn kiểm tra về các thôn, bản, đặc biệt là các xã biển, yêu cầu các địa
phương kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú bão, hướng dẫn người dân neo, chằng chống
nhà và lên phương án sẵn sàng di dời các hộ ở các vùng xung yếu. Theo ghi nhận của PV Dân Việt, chiều
9.11, không khí chống bão số 14 tại các địa phương diễn ra rất khẩn
trương.
Hiện 100% tàu thuyền (2.508 chiếc/6.405 thuyền viên) trên địa bàn tỉnh
đã neo đậu, trú ẩn an toàn (trong đó có 2.486 chiếc với 6.172 người neo
đậu trong tỉnh và 22 chiếc với 233 người neo đậu ngoài tỉnh).
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến kiểm tra tàu thuyền neo đậu tránh bão tại âu thuyền xã Phú Hải và một số điểm ven biển của huyện Phú Vang. Trưa nay, tại khu vực này cũng đã xuất hiện lốc xoáy cùng mây đen mù mịt. Rất may, vị trí của vòi rồng ở giữa phá Tam Giang, cách xa tàu thuyền và khu dân cư nên không gây thiệt hại về người và của. Nhiều người dân ở đây đã tỏ ra rất lo lắng trước hiện tượng này.
Tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), nhiều người dân ở ven biển đã chủ động di dời đến các nhà cao tầng kiên cố, trường học. Đáng lo nhất là vùng đê biển ở đây đã nhiều lần bị sạt lở nặng, và có nguy cơ mở ra một cửa biển mới.
Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã huy động hơn 600 cán bộ, chiến sĩ về các xã
ven biển để giúp dân giằng chống nhà cửa, hỗ trợ người dân di dời phòng tránh
bão.
Trong đó Đội cứu hộ trên sông do Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP thành phố làm chỉ huy. Đội này được biên chế 8 canô và 1 xe cấp cứu. Đội ứng cứu sập đổ công trình được biên chế 2 xe chữa cháy cùng 1 xe vận tải và 1 tiểu đội công binh cùng 10 xe đào, xúc, san công trình. Ngoài ra đội này còn được biên chế 1 xe cấp cứu. Đặc biệt, Đội ứng cứu khẩn cấp trong bão gồm 2 xe thiết giáp cùng các chiến sĩ quân y đi cùng.
Ngoài ra,
theo do dự báo sức mạnh
của cơn bão này đến mức huỷ diệt nên thành phố Đà Nẵng dự kiến phải di dời tới
hơn 160.000 dân, đây là con số kỷ lục.
Tại huyện Hoài Nhơn -
trung tâm đánh bắt xa
bờ của Bình Định, được dự báo nằm trong vùng có khả năng bão Hải Yến đổ
bộ trực
tiếp. Đến lúc này, toàn bộ 2.389 tàu với 17.917
lao động của huyện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông tin bão
và tìm nơi trú ẩn hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Trong đất liền, 2.049
hộ (8.975
nhân khẩu) thuộc 6 xã ven biển, gồm: xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài
Thanh,
Hoài Mỹ, Hoài Hải và Hoài Hương đã được tổ chức di dời đến nơi cao ráo,
chắc
chắn.
Ông Nguyễn Minh Khải - chuyên viên kinh tế UBND huyện Hoài Nhơn cho biết: huyện đã thành lập 1 tổ hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền ở cửa biển Tam Quan với 2 tàu trực chiến để hỗ trợ các tàu vào neo đầu nếu bị mắc cạn.
Tại xã bán đảo Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn), đến lúc này đã di dời 202 hộ dân (877 nhân khẩu) đến nơi an toàn. Xã còn phân phối hơn 6.000 bao lấy cát để người dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ bờ kè biển.
Ở tỉnh Phú Yên do ảnh hưởng triều cường liên tục dâng cao, nhiều đoạn bờ biển đã bị xâm thực nặng, uy hiếp trực tiếp nhiều khu dân cư ven biển. Lũ trên sông Ba đã đạt mức báo động II và đang tiếp tục lên nhanh. Tại khu vực hai huyện Đồng Xuân và Tuy An, lũ từ sông Kỳ Lộ tiếp tục chia cắt nhiều khu dân cư. Học sinh tiếp tục được nghỉ đến hết ngày 11.11.
Ở vùng nuôi thủy sản thị xã Sông Cầu, 8.000 lồng nuôi thủy sản đã được chằng chống và thả sát đáy. 58 bè nuôi tôm quy mô lớn của Xuân Đài và 137 bè tôm Xuân Thành đã di dời về khu vực Vũng Chào để đảm bảo an toàn. Thị xã Sông Cầu đã huy động động mỗi xã 20 người, 100 đoàn viên thanh niên và 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng cơ quan quân sự và Công an thị xã triển khai các phương án phòng chống bão Hải Yến…