Đó là trường hợp của hai cha con ông Hồ Văn Thanh (SN 1931) và Hồ Văn Lang (41 tuổi), trú ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Cuộc trốn chạy vô định
Được hỏi về tương lai cùng bố và anh trai, anh Ti nói sẽ đưa hai bố con về sống với gia đình nhỏ của mình.
Anh đã có vợ và con giờ thêm một người bố bệnh và anh trai “không biết gì” nên khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng với tình thương gia đình thiêng liêng, anh quyết tâm vượt lên tất cả để chăm sóc họ, nối lại sợi dây liên hệ trong quá khứ đã bị đứt sau vụ tai nạn hy hữu của số phận. “Người rừng” đã trở về với gia đình nhưng vẫn còn nhiều khó khăn để hòa nhập với cộng đồng.
|
Ngày 7.8, người dân ở vùng núi rừng hoang sơ thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi bỗng xôn xao khi bắt gặp hai con người trần truồng, sống trong một cái chòi lợp bằng lá trên ngọn cây. Nhiều người dân đã hiếu kỳ kéo đến xem và gọi đó là “người rừng”.
Tâm điểm chú ý đổ dồn về hai con người lập dị sống tách biệt với thế giới bên ngoài từ hơn 40 năm nay. Họ có vẻ ngoài tiều tụy đúng như cái tên “người rừng” nhưng mấy ai biết được đằng sau sự việc hy hữu này là một câu chuyện đáng lưu tâm về một tình cảm gia đình thiêng liêng, bền chặt. “Người rừng” có tên là Hồ Văn Thanh, sinh năm 1931 và người con là Hồ Văn Lang, năm nay khoảng 41 tuổi, cùng là người dân tộc Cor, ngụ ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Qua tìm hiểu được biết, cách đây 40 năm, ông Thanh từng có một gia đình đầm ấm với vợ và 4 đứa con. Rồi trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông vô tình bị một quả bom rơi và nổ ngay trong nhà. Vụ nổ bất thình lình năm ấy đã cướp đi sinh mạng hai trong số bốn người con trong gia đình 6 người. Quá đau đớn và hoảng loạn, sau vụ nổ ông Thanh liền mang đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn, bỏ lại một đứa con và người vợ. Rồi kể từ ngày đó, không ai thấy ông Thanh trở về.
Nhà như tổ chim trên cây cổ thụ của cha con "người rừng"
Tấm lòng người conNgười con còn lại là anh Hồ Văn Ti (39 tuổi), là em của Lang, người được mẹ ở lại nuôi nấng. Nhắc về những năm tháng đã qua trong sự ngậm ngùi xót xa, anh kể lại rằng sau khi bố anh đi vào rừng thì vài năm sau mẹ anh có chồng khác. Rồi những năm tháng sau đó hai mẹ con anh Ti sống trong một gia đình mới, mẹ anh Ti với người bố dượng đã sinh thêm hai đứa con.
Năm 12 tuổi, may mắn hai mẹ con anh Ti đã tìm được nơi ở của bố. Khi ấy, bố anh có nhận ra anh và mẹ nhưng cho dù hai mẹ con anh Ti nói đủ điều, bố anh cũng nhất quyết không chịu quay trở về. Hai mẹ con anh từ hôm đó lâu lâu vẫn đến thăm một nửa của gia đình mình ở trên rừng. Rồi mẹ anh Ti qua đời, anh lớn lên cùng bố dượng cho đến hôm nay. Cuộc sống của hai bố con ông Thanh trên rừng cũng lắm khó khăn.
Bốn mươi năm qua ông cùng đứa con trai phải lao động cực nhọc, dùng sức mình chống chọi với thiên nhiên nơi núi rừng Tây Trà hoang sơ, đầy những rủi ro, bất trắc để tồn tại. Ông dùng mảnh bom, đạn để làm rìu, làm dao. Dựng nhà như một tổ chim ở trên cây cổ thụ cách đất 6m để phòng thú dữ. Ông bện lá cây làm khố che thân và thức ăn hằng ngày là củ khoai, sắn và lá rừng. Hơn bốn mươi năm sống tách biệt với thế giới bên ngoài ông và đứa con trai - cũng đã bước vào tuổi trung niên - như lạc lõng giữa thế giới hiện đại. Họ chỉ biết nói một ít tiếng Cor, tập tính dị thường và rất sợ người.
"Người rừng" Hồ Văn Lang
Anh Ti cũng cho biết thêm, anh vẫn thường xuyên băng rừng để lên thăm bố và anh trai. Sau khi mẹ mất thì bố anh Ti cũng không còn nhận anh là con nữa bởi “mẹ mày chết rồi thì mày không còn là con tao nữa”. Anh nhiều lần gọi hai bố con quay trở về nhưng khi đó ông Thanh vẫn còn khỏe, lao động được nên không chịu quay về.
Trong lần đi thăm cách đây vài ngày, nhận thấy sức khỏe người cha đã quá yếu, bệnh nặng, anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền và người dân trong làng vượt rừng, lên chỗ bố và anh mình sinh sống để tiếp cận và đưa hai cha con “người rừng” thoát khỏi thế giới nguyên thủy “ăn lông ở lỗ” trở về tái hòa nhập cùng cộng đồng. Khi đến nơi, mọi người phải dùng võng khiêng “người rừng cha” về bởi sức khỏe của ông đã quá yếu. Về đến nơi, hai “người rừng” đã rất hoảng sợ khi thấy rất đông người hiếu kỳ đến xem.
Ở bệnh viện huyện Tây Trà, hai cha con “người rừng” đang được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt. Tình trạng sức khỏe của ông cũng khá yếu, không ăn uống được nhiều. Rất may anh Ti đã không quản cực nhọc quan tâm, theo dõi bố và anh mình từ xa nếu không “người rừng” đã khó qua khỏi lần bệnh này. Anh Ti mấy hôm nay vẫn túc trực bên giường bệnh của bố mình để chăm sóc ân cần. Anh nói: “Dù cha tôi không còn nhận tôi làm con nhưng tôi vẫn rất thương cha vì cha với anh Lang là người thân duy nhất còn lại trong gia đình tôi”. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng lẩn khuất sâu trong tâm hồn người đàn ông dân tộc chất phác này.
Những "người rừng" được tìm thấy trong thời gian qua:
- Vào tháng 7.2012, người dân phát hiện mẹ con "người rừng" Đặng Lưu T.A. (24 tuổi) trú ở thôn Tân Phú, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Cách đây gần 8 năm - khi T.A. mới 17 tuổi, người cha ruột là ông Đặng Ngọc H. (62 tuổi) đã đưa cô con gái lên khu rừng Lỗ Dàng, ở thôn Long Thạch, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân để chăn bò, làm rẫy.
Hơn 8 năm phải sinh sống trong rừng, một vài tháng, T.A. mới được cha mẹ tiếp tế gạo, muối, mắm, cá khô để tự lo liệu bữa ăn mỗi ngày và phải chăn dắt đàn bò gần 20 con. Trong thời gian sống ở rừng, cô gái mang thai và sinh một bé gái. Người mẹ và đứa bé gầy yếu do thiếu dinh dưỡng. Buổi sáng, trước khi lùa đàn bò đi ăn, T.A. phải quấn chặt đứa bé trong chiếc chăn để bé khỏi cựa quậy rơi xuống đất, rồi đặt trên chiếc giường tre cũ kỹ đã giăng mùng. Cơ quan chức năng Phú Yên đã đưa mẹ con T.A. (ảnh) hòa nhập với cộng đồng.
- Tại Tuyên Quang, đầu năm 2013, lực lượng chức năng tìm thấy “người rừng” Triệu Phúc Phẩy, dân tộc Dao (70 tuổi) ở giữa chốn rừng hoang. Người đàn ông gầy gò, già nua và run rẩy bởi cơn đói đang hành hạ. Hằng ngày, ông chỉ ăn rau và trái cây rừng để sống. Gần cả cuộc đời sống hoang dã nơi rừng rú nên chẳng dễ dàng gì để ông rời xa nơi ấy. Trước đây, nhiều lần ông xuống núi, tìm chốn nương thân ở nhà người cháu thì bấy nhiêu lần ông bị đánh đuổi, hắt hủi, buộc ông phải trở lại rừng. Từ đó, ông sống lặng lẽ giữa núi rừng và không còn ý định xuống núi.
- Một hoàn cảnh trở thành “người rừng” khác là ông Đinh Văn En năm nay 71 tuổi, hiện ở Dốc Mốc, xã Ba Cung, H.Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước năm 1975, ông từng đi lính cộng hòa. Ngày giải phóng, En lẫn vào đám tàn quân chạy trốn nhưng giữa đường bị quân giải phóng bắt rồi dẫn giải về trại cải tạo Kim Sơn tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Ông trốn trại, lẩn trốn trong rừng suốt 20 năm. Ban đầu ông sống trong hang đá, nhưng trong một đêm nghe thú rừng quần nhau bên ngoài hang, ông quyết định rời hang đá, leo hẳn lên cây “ngủ úp”.
Mỗi “người rừng” có một hoàn cảnh khác nhau. Trong suốt thời gian dài sống cách biệt nơi rừng núi, hầu hết các “người rừng” đều rất ngại tiếp xúc với với người xung quanh. Dù cho cuộc sống vật chất thiếu thốn nhưng bản năng sinh tồn của họ trở nên mạnh mẽ hơn những người bình thường khác.
|