Theo
Luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), nếu khách hàng, hoặc độc giả
hoặc tổ chức cho rằng cuốn sách đưa thông tin sai sự thật khi mình bỏ tiền ra
mua gây lãng phí, hoặc làm theo cuốn sách chỉ dẫn gây thiệt hại thì hoàn toàn
có quyền khởi kiện ra tòa dân sự.
Trong thực tế việc này rất khó có diễn ra, bởi số tiền bỏ ra mua cuốn sách không lớn cùng lắm vài trăm nghìn đồng nên chẳng ai bỏ công khởi kiện để đòi lại. Đó là mặt vật chất, còn với mặt phi vật chất thì rất khó chứng minh thiệt hại từ việc đọc cuốn sách.
Theo
quy định thì hoạt động xuất bản được thực hiện nghiêm ngặt qua các khâu thẩm
định, kiểm duyệt cả về nội dung và hình thức. Nếu đơn vị nào đó cho ra đời một
tác phẩm lỗi thì phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và xã hội. Việc phát hiện
có thể từ các cơ quan quản lý văn hóa hoặc độc giả.
Theo Nghị định số 02/2011
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định phạt
tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với việc xuất bản xuất bản phẩm có
nội dung sai sự thật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa có thể áp dụng biện pháp bổ sung như buộc dừng phát hành, buộc thu hồi sản phẩm đã xuất bản. Để tiến đến khâu xử phạt thì cơ quan chức năng cũng phải chứng minh được nội dung cuốn sách sai.