Sẽ là không quá khi cho rằng hiệu quả của hệ thống phòng không Syria chính
là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng sống sót hay bị đánh bại của
Damascus trong trường hợp bị Mỹ tấn công.
Phân loại, tấn công các mục tiêu luôn luôn giống như một trò
chơi mèo vờn chuột. Bên tấn công đơn giản chỉ muốn trong những giờ đầu tiên khai chiến phải
tiêu diệt được những “đôi mắt canh trời”-hệ thống radar của các hệ thống
phòng không đối phương.
Bên phòng thủ thì phải tìm cách tránh thiệt hại, tiêu diệt các
phương tiện chiến đấu của đối phương nhằm làm giảm nhuệ khí của địch.
Trong trường hợp bị Mỹ tấn công, hệ thống phòng không Syria buộc phải giải quyết hai nhiệm vụ cùng lúc. Thứ nhất là làm giảm hiệu quả của cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của đối phương; thứ hai là phải bảo vệ được không phận trên lãnh thổ của mình.
Hệ thống hiện đại nhất của lực lượng phòng không Syria ở hiện tại là Pantsir S1 với khoảng 50 xe phóng, và Buk-M2E với 48 hệ thống. Nhưng hầu hết những
hệ thống này chỉ quản lý được một phạm vi tương đối hạn chế.
Ngoài ra, Syria còn có một số lượng khá lớn các loại pháo phòng không, tên lửa phòng không vác vai các loại.
Nhìn từ bên ngoài, chiến lược phòng thủ của Syria họ có vẻ lỗi thời bởi vì nó được xây dựng theo cách cũ, áp dụng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Đối thủ tiềm năng của họ là Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng không quân mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, tại sao đến nay Syria phải cần tới 150 chiếc MiG-21 với khả năng hoạt động là không rõ ràng. Chưa kể, khả năng cất cánh làm nhiệm vụ phi đội MiG-29 của họ trong 48 giờ đầu tiên cũng không có gì là bảo đảm.
Những
máy bay chiến đấu của Syria có khả năng làm nhiệm vụ là 50 chiếc MiG-23 và 30 chiếc tiêm
kích đánh chặn MiG-25.
Theo ước tính của các chuyên gia, khả năng yểm trợ trên
không của Không quân Syria tối đa chỉ khoảng 5%. Đó có thể coi là quá nhiều đối
với họ bởi trong 10 năm qua, chiến lược phát triển của Syria là tập trung vào
các hệ thống phòng không mà lơ là không quân.
Bây giờ hệ thống phòng
không Syria rất cần phải đào tạo lại về khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trước
hết cần phải học lại cách nhận biết các mục tiêu khác nhau.
Đã có khá nhiều sự
ca ngợi về hiệu quả của hệ thống phòng không Syria sau khi họ bắn hạ chiếc trinh
sát RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, mục đích chính của sự xâm nhập này là để
kiểm tra hệ thống phòng không Syria được triển khai dọc theo các khu vực ven biển.
Việc bắn hạ chiếc máy bay này được cho là một giải pháp hợp lý của phòng không Syria nếu không phương Tây đã có được các thông số về hệ thống radar mới.
Việc cần thiết bây giờ là phải sửa đổi lại việc cài đặt tần số của các hệ thống radar khi mà mối đe dọa trong các hoạt động về cơ bản đã khác. Trong 48 giờ đầu tiên, đối phương sẽ sử dụng ồ ạt các loại vũ khí để tấn công vào các mục tiêu.
Tâm điểm chính của cuộc tấn công này là các hệ thống tên lửa phòng không bán cố định và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nút cổ chai của hệ thống phòng không Syria là hệ thống kiểm soát thông tin chiến trường đã lỗi thời. Những hệ thống này được sản xuất dưới thời Liên Xô và rất dễ bị tổn thương.
Hệ thống phòng không Syria có 2 trung tâm chỉ huy lớn ở phía Bắc và phía Nam, tiếp đến là các trạm kiểm soát khu vực sử dụng hệ thống liên lạc bằng sóng ngắn cổ điển và hệ thống liên lạc hữu tuyến. Tuy nhiên, họ cũng đã có một số hệ thống được điều khiển bằng hệ thống máy tính.
Những hệ thống này có thể độc lập tiến hành các hoạt động chiến đấu, chia sẻ thông tin chiến thuật. Tuy nhiên phần lớn các hệ thống radar cảnh giới của Syria vẫn ở mức độ công nghệ trong chiến tranh Arab-Israel 50 năm trước đây ví dụ hệ thống phòng không SA-6 vẫn còn phải điều khiển bằng thủ công.
Có nghĩa là, kỹ thuật viên ngồi sau màn hình radar và theo dõi bằng mắt 10 mục tiêu trên màn hình radar, đồng thời nhấn nút liên lạc bằng radio đến xe phóng. Một ê kíp vận hành được đào tạo bài bản có thể xử lý mục tiêu trong khoảng 30 giây với phạm vi liên lạc bằng radio trong khoảng 15km, tất cả mọi thứ vẫn có một sự lệch pha nhất định.
Vì vậy hiệu quả các hệ thống radar hiện đại của Nga ở Syria
sẽ giảm hiệu suất tấn công mục tiêu trong việc tự động xử lý thông tin chiến
thuật cung cấp cho hệ thống phòng không.
Trên thực tế Syria chỉ có 2 radar thực sự hiện đại. Đầu tiên đó là hệ thống radar được triển khai trên núi Jabal al- Harrah gần Damascus.
Hệ thống thứ hai được đặt ở núi Sanin. Những hệ thống này có
thể phát hiện các mục tiêu của Israel trên Địa Trung Hải kết nối với các hệ thống
phòng không hiện đại như S-200, S-300 tạo ra.
Những hệ thống này sẽ cung phạm
vi đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 150km từ bờ biển và hoàn toàn kiểm soát các
cảng quan trọng Tartus và Latakia. Bất kỳ mục tiêu nào có thể bị đánh chặn ở cự
ly 100km từ cách thành phố lớn thậm chí bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ.
>>Phương Tây ngoài ngõ, nhưng S-300 của Syria chưa sẵn sàng<<
Tuy nhiên, có một hạn chế của Mỹ mà Syria có thể khai thác là tên lửa Tomahawk. Để bắt đầu nhiệm vụ từ các tàu khu trục, tên lửa Tomahawk cần có hệ thống điều khiển hỏa lực thông qua vệ tinh. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện ở một trung tâm liên lạc khác nơi nó được phép thực hiện nhiệm vụ.
Một vấn đề nữa là không phải tất cả các nhân viên điều hành đều có thẩm quyền gửi thông tin đến các trung tâm thông tin liên lạc. Một số phòng ban khác tại Mỹ, bao gồm Trung tâm khảo sát mặt đất Mỹ, cần có các dữ liệu cần thiết để nạp vào hệ thống dẫn hướng.
Tất cả những công việc này cần thời gian thực hiện khoảng 3
phút để truyền tín hiệu và tiếp nhận thông tin. Trong khi đó, tàu do thám của
Nga đang ở Địa Trung Hải có thể đọc các thông tin này và cung cấp cho hệ thống
phòng không Syria.
Tên lửa Tomahawk có cơ chế bay men theo địa hình nên nó phải thực hiện điều hướng một cách thận trọng giữa các chướng ngại vật. Điều đó có thể khiến nó bị bắn hạ ngay cả với một khẩu súng phòng không 12,7mm.
Nhưng như vậy lợi thế vẫn không thuộc về Syria. Họ chỉ có lợi thế nhất định ở 4 thành phố lớn vốn tập trung mật độ dày đặc các hệ thống phòng không là Damascus, Aleppo, Hama và Idlib, nơi có thể bảo đảm phạm vi bảo vệ trong bán kính 100km.
Một điểm yếu khác của hệ thống phòng không Syria là hầu như không được bảo vệ trước các biện pháp gây nhiễu điện tử.
>>Kho vũ khí "khủng" của Syria có nguồn gốc từ Nga<<
Tóm lại, bài toán cho
hệ thống phòng không Syria hiện nay là dựa vào những hệ thống cơ động di chuyển
liên tục qua các địa điểm khác nhau để bảo đảm an toàn lực lượng sau 48 giờ đầu
tiên, lấy đó làm nền tảng để duy trì khả năng kiểm soát không phận khi các tiêm
kích của Mỹ có thể tiến vào.
Nếu biết phát huy chiến thuật này hiệu quả, lực lượng không quân Mỹ có thể không phải là con ngáo ộp đối với lực lượng phòng không Syria.