Theo đó, tỉnh Quảng Nam có 02 người chết, Quảng Ngãi 08 người, Bình Định 12 người, Kom Tum 01 người và Gia Lai 01 người. Ngoài ra lũ lớn đã khiến 10 người bị mất tích, trong đó Quảng Nam: 01; Quảng Ngãi: 04; Bình Định:02, Phú Yên:01, Khánh Hoà: 01; Gia Lai: 01. Số người bị thương, 16 người (Quảng Ngãi: 15; Bình Định: 01).
Cũng theo Trung tâm Phòng chống lụt bãi và tìm kiếm cứu nạn khu vực miền Trung Tây Nguyên, thống kê ban đầu, số nhà đổ, sập, trôi là 53 cái, nhà tốc mái: 166, nhà bị ngập: 109.452 nhà. Ngoài ra lũ lớn cũng khiến 1.062 ha lúa bị úng ngập, hư hỏng. Tổng diện tích hoa màu bị úng ngập, hư hỏng: 691 ha.
Lũ lên nhanh, bất ngờ, người dân khu vực miền Trung phải di chuyển lên... mái nhà chờ cứu hộ.
Trung tâm Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho hay, mặc dù nước lũ ở các con sông ở miền Trung bắt đầu rút nhưng tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn hơn 40 xã tại lưu vực các sông: Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn đã bị ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập.
Trong khi đó
lũ lớn được cho là lịch sử đã khiến tỉnh Bình Định bị ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước bị ngập 80% diện tích với 36.000 nhà/45.000 người. Nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập.
Mưa lớn đã gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông hầu hết bị ngập (42/47km), độ sâu ngập trung bình 0,5m chỗ ngập sâu nhất 1m. Hiện tại vùng ngập đã giảm mạnh, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Côn, sông Lại Giang.
Còn tỉnh Phú Yên bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân. Hiện tại cơ bản đã hết ngập, chỉ còn ngập những điểm thấp trũng.
Tỉnh Quảng Nam các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. Hiện vùng ngập đã giảm khá, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.