Những ngày qua, dư luận đang rộ lên tin đồn về một kiều nữ Hải Dương tên N thường xuyên gọi điện cho các tài xế của hãng taxi. Trước cửa ngôi nhà chị N ở có gắn camera, khi thấy tài xế là thanh niên đẹp trai, khỏe mạnh… thì chị N mới mở cửa cho vào và “nhốt” cả người lẫn xe trong nhà,
bắt quan hệ tình dục.
Chị P.T.T.N - người bị đồn là "kiều nữ Hải Dương cưỡng dâm lái xe taxi".
Trong diễn biến khác, mới đây, trên Facebook của một người tên Đ.T, tự nhận là người thâm nhập viết bài và đòng thời xác nhận rằng mình là "nạn nhân" của "người phụ nữ dâm ô". Không những vậy, người này còn cho biết về thông tin: "...Đặc biệt là video cận cảnh những món đòn giường chiếu do N tung với anh bạn D.N của tôi. Nhìn... mà thương phát khóc. Chờ nhé".
Một giả thiết được đặt ra ở đây, đó là, nếu đây là vụ việc có thật, "nạn
nhân" và nhân vật nữ đều nhận thức bình thường. Do đó hành vi mà "nạn
nhân" cho là bị hiếp dâm phải xảy ra khi mình bị đe doạ, tấn công hoặc
đánh thuốc mê... Nhưng chính "nạn nhân" lại "khoe" là có ghi hình cảnh
"quan hệ" với nhân vật. Trong trường hợp người bị khống chế ép quan hệ
tình dục như vậy liệu có thể ghi hình được không?
Trao với chúng tôi về giả thiết này, luật sư Trịnh Cẩm Bình, Giám đốc Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định ngay:
"Ở đây, nếu nạn nhân cho rằng mình đã bị người phụ nữ đó khống chế để ép quan hệ tình dục như vậy thì chắc chắn không thể nào ghi hình được.
Còn việc nói rằng có video cận cảnh về việc người phụ nữ thực hiện hành vi hiếp dâm với người đàn ông thì theo tôi, chắc chắc trong trường hợp này là có sự chuẩn bị, sắp đặt sẵn từ trước và mục đích như thế nào sẽ phải được làm rõ.
Tuy nhiên, ở đây, dù có đoạn video đó và nếu sự thật có việc ép quan hệ tình dục trái ý muốn như vậy thì chưa thể khép vào tội hình sự vì theo quy định Bộ luật Hình sự thì nữ giới không được coi là chủ thể của tội hiếp dâm với vai trò là người thực hành.
Trên thực tế, phụ nữ chỉ bị xử lý về tội hiếp dâm với vai trò là đồng phạm giúp sức. Ví dụ như nữ giới giữ chân, giữ tay của người bị hại để nam giới thực hiện hành vi giao cấu.
Cơ sở để pháp luật hình sự quy định như vậy là do vấn đề về sinh lý, nữ giới khó có thể chủ động và cưỡng ép nam giới giao cấu trái ý muốn.
Trong trường hợp ngược lại, nếu các thông tin về sự việc trên là hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện thì người phụ nữ đó có thể đứng ra tố cáo đối với các cá nhân có hành vi vu khống đến cơ quan công an để xử lý hình sự về tội vu khống".
"Theo đó, khoản 1 Điều 122 Bộ luật Hình sự quy định người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm", luật sư Bình nói.
Ngôi nhà 3 tầng khang trang của chị N nằm ở trung tâm TP.Hải Dương.
Cũng theo luật sư Bình: "Trong trường hợp, giả sử, đoạn video đó là đúng thì người quay đoạn video và phổ biến, phát tán cho nhiều người biết, dù đó là “nạn nhân bị hiếp dâm” đi chăng nữa thì cũng bị khởi tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt tới ba năm tù".
Luật sư Bình cũng tái khẳng định, nếu người phụ nữ này bị tâm thần, được xác định là mất năng lực hành vi dân sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu pháp luật quy định nữ giới phải chịu trách nhiệm hình sự với loại tội phạm này.
"Thực tế, đối với các vụ việc như thế này nếu đúng là sự thật thì thường rất phức tạp và thông thường là chỉ có hai người biết với nhau chứ không thể có bằng chứng rõ ràng, cụ thể được. Vì vậy, để xác định rõ ràng thì ở đây rất cần trách nhiệm của cơ quan điều tra.
Đặc biệt, trong vụ việc này mọi thứ vẫn chưa rõ ràng, tất cả mới dựa trên những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nên điều quan trọng nhất là sự vào cuộc, xác minh, điều tra của cơ quan điều tra Hải Dương để làm rõ trắng đen", luật sư Bình nhấn mạnh.