Dân Việt

Có đất, có vốn làm ăn

05/01/2011 09:42 GMT+7
(Dân Việt) - Dù ở một tỉnh có thu nhập cao, nhưng đến năm 2010 xã Bình An của huyện Phú Giáo, Bình Dương vẫn còn 514 hộ nghèo (chiếm 14,1% số hộ trong tỉnh). Đây là một trong những địa chỉ mà Ngân hàng CSXH Bình Dương tìm đến.
img
Anh Võ Văn Lợi kiểm tra phôi nấm bào ngư.

Xã An Bình có trên 200 hộ dân tộc Khmer, chủ yếu quần cư trên địa bàn ấp Tân Thịnh. Ông Bùi Đình Cánh - Trưởng ấp kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) Ngân hàng CSXH ấp Tân Thịnh lý giải: "Ba nguyên nhân nghèo ở đây, đó là ND không có đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức KHKT". Cùng với chủ trương của UBND tỉnh cấp cho mỗi hộ 1ha đất sản xuất, Ngân hàng CSXH huyện Phú Giáo đã hỗ trợ vốn cho đồng bào Khmer chăn nuôi bò sinh sản, trồng cao su.

Hết cảnh phá rừng làm rẫy

Vì không có đất canh tác, gia đình anh Kim Minh Thành phải lén phá rừng làm rẫy. Đất khai thác bất hợp pháp bị thu hồi, hai vợ chồng và 4 đứa con lại kéo nhau đi làm mướn. Năm 2004, gia đình anh được cấp 1ha đất. Thiếu tiền đầu tư, vợ chồng anh đành trồng khoai lang, mì, mỗi năm thu khoảng chục triệu đồng. “Năm 2007, tôi bỏ mì, chuyển sang trồng cao su.

img Đến cuối năm 2010, 3 chương trình trọng điểm (cho vay hộ nghèo, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm) tại xã Bình An dư nợ 18,915 tỷ đồng, với 881 hộ vay, trong đó 2/3 số vốn cho vay sản xuất kinh d img
oanh vùng khó khăn.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - PGĐ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Giáo

Được tổ TK&VV bảo lãnh, Ngân hàng CSXH huyện cho vay 30 triệu đồng, chu kỳ 3 năm để chăm sóc 600 cây cao su. Hai năm nữa, vườn cao su của tôi cho khai thác mủ.

Ba cô con gái tôi đã học lớp khai thác mủ cao su do Hội ND tổ chức, nay đi cạo mủ mướn, mỗi tháng thu nhập hơn 2 triệu đồng/người. Cậu con trai đang làm công nhân của Công ty Becamex. Xóa nghèo xong rồi, năm ngoái, gia đình tôi đã cất lại căn nhà trị giá gần 100 triệu đồng" - anh Thành vui như lễ mừng lúa mới của người Khmer, nói.

Giống như gia đình anh Kim Minh Thành, gia đình anh Lâm Đồng, Lâm Biển... cũng được cấp đất và được Ngân hàng CSXH cho vay vốn trồng cao su. Gia đình chị Kim Thị Bình không chỉ được vay 15 triệu đồng mua bò nuôi, mà còn được MTTQ xây tặng nhà "Đại đoàn kết".

Thêm việc làm

"Không chỉ cho hộ nghèo, chúng tôi còn cho những cơ sở sản xuất vay vốn để thu hút lao động nghèo vào làm việc" - ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Giáo cho biết.

Với 4.000m2 đất trồng 300 cây cao su, đồng thời tận dụng khoảng trống dưới mặt đất, nhiều năm nay, anh Lợi còn thu thêm tiền từ 15 bàn bi-da. Đầu năm 2010, anh lập dự án xây 9 nhà sản xuất nấm và lò hấp phôi giống. 5 ND nghèo được anh hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm để làm lâu dài cho anh.

Để giúp anh Lợi thực hiện thành công dự án sản xuất nấm, Ngân hàng CSXH huyện cho anh vay 30 triệu đồng trong 3 năm. Ngoài sản xuất nấm thương phẩm, trại nấm của anh còn ươm bịch phôi cung ứng cho bà con trồng nấm trong xã. "Mỗi ngày, tôi thu 50-70kg sản phẩm nấm bào ngư. Năm 2010, tôi còn bán 70.000 bịch phôi nấm mèo và bào ngư, tổng lợi nhuận không dưới 100 triệu đồng" - anh Lợi tiết lộ.

Ông Phạm Quốc Du - Tổ trưởng nghiệp vụ tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Giáo thông tin: "Năm 2010 có 53 hộ ND xã Bình An vay 815 triệu đồng để mở nghề trồng nấm, kinh doanh thương mại… Qua đó, thêm hàng trăm lao động đã được tạo việc làm".