Sau khi đậu quả không nên tưới quá ẩm và thoát nước tốt. Dưa lưới kháng bệnh héo rũ, bệnh chạy dây và bệnh mốc sương khá. Nhưng do có mùi thơm và vị ngọt, dưa vân lưới khá hấp dẫn với sâu hại.
Là giống ưu thế lai F1 nên hạt giống rất đắt, cần phải chuẩn bị vườn ươm, gieo trong bầu đất, chăm sóc cẩn thận khi cây con có 2 - 3 lá đem ra trồng trên luống đã được chuẩn bị sẵn. Có thể trồng bò trên luống hay trồng giàn để tăng mật độ cây và tăng sản lượng. Nên dùng màng phủ nylon khoét lỗ đặt bầu trồng cây con.
Dưa lưới áp dụng cơ giới hóa, dùng màng phủ nylon, khoét lỗ bón phân cho cây.
Các nước công nghệ cao thường khuyến cáo các loại phân chuyên dùng là hỗn hợp ít đạm, nhiều lân và kali cao. Ví dụ phân N-P-K là 5-10-15 hoặc 10-15-20 nhằm giúp cây phát triển khỏe, ra nhiều hoa và trái có chất lượng. Đồng thời bón lót phân hữu cơ và bón thúc cả phân tổng hợp và hữu cơ khi cây bắt đầu leo/bò. Khuyến cáo các loại phân hữu cơ chế biến từ rong biển hoặc nhũ tương cá rất tốt cho dưa. Sản xuất công nghệ cao áp dụng bón phân theo nguồn nước (Fertigation) là cung cấp phân bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, dẫn phân bón đến trực tiếp vùng rễ hoạt động có thể tối đa hiệu quả sử dụng phân bón.
Bón lót trước khi đặt cây mỗi ha 10 tấn phân hữu cơ + 100kg urê + 250kg super lân + 50kg KCl. Sau đó phủ màng nylon, đục lỗ và đặt cây, đặt mặt bầu ngang bằng với mặt luống.
Bón thúc: Sau trồng 3 - 4 ngày hòa phân tưới: 10g urea + ngâm ít phân lân hoặc DAP pha loãng/10 lít nước, tưới nhiều lần cho dưa. Khi dưa có 4 - 5 lá chuẩn bị leo hoặc bò, vén màng phủ bón rải cách xa gốc 20cm, mỗi gốc từ 5 – 10g urê + 5 – 10g NPK 16-16-8, lấp đất phủ màng lại. Tiến hành cắm giàn và buộc ngọn dưa cho leo. Sau khi định quả khoảng 10 ngày bón nuôi quả bằng NPK dùng loại phân có tỷ lệ lân và kali cao. Mỗi gốc bón khoảng 10g, đào rãnh cách gốc 20cm hoặc khoét lỗ rồi lấp đất, phủ màng lại và tưới nước cho cây. Lúc này cũng có thể bón bổ sung phân hữu cơ giúp cho tăng năng suất và chất lượng quả.