Mọi chị em đều biết, trong thời gian kinh nguyệt có rất nhiều điều cần được quan tâm. Nhưng những hiểu biết trong thời kỳ này cái gì là đúng, cái gì là sai thì không nhiều người biết.
Hàn răng trong những ngày "đèn đỏ" sẽ không hiệu quả vì các mối
hàn sẽ bong ra
Cho dù đúng là chuyện kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe răng miệng của bạn và
không nên chữa răng trong những ngày này. Tuy nhiên, không có chuyện các mối hàn bong ra nếu được
thực hiện trong những ngày này.
Trong những ngày "đèn đỏ", sự cân bằng nội tiết tố cũng thay đổi theo, trong đó bao gồm cả
estrogen. Estrogen tập trung nhiều trong mô nướu nên khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi,
estrogen ở nướu răng cũng thay đổi theo, làm cho nướu có thể sưng lên hoặc viêm. Nếu tác động vào
răng, nướu lúc này sẽ đau hơn bình thường, mùi tanh của máu sẽ ảnh hưởng trong thời gian khá dài,
ảnh hưởng tới ăn uống của bạn.
Cho dù bạn đã có "đèn đỏ" trong nhiều năm nhưng không có nghĩa là
bạn biết tất cả về nó. Ảnh minh họa
Nếu đi bơi trong ngày "đèn đỏ", băng vệ sinh sẽ bị thấm nước và
bạn dễ bị chìm xuống nước
Đúng là băng vệ sinh thấm nước nhưng nó không đủ để khiến bạn bị chìm khi đi bơi, vì vậy, bạn
không phải lo nguy cơ chết đuối nếu đi bơi trong những ngày này.
Tuy nhiên, trong những ngày "đèn đỏ", cổ tử cung mở rộng hơn, do đó, các vi khuẩn có thể dễ dàng
xâm nhập vào trong. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý để giữ vệ sinh, kệ cả khi đi bơi. Bạn nên cân
nhắc kĩ khi quyết định có nên đi bơi trong những ngày này hay không.
Chu kỳ kinh nguyệt là cố định, nếu không phải thì điều đó không
bình thường
Trên thực tế, kinh nguyệt bình thường bao gồm 3 yếu tố: Chu kỳ khoảng từ 21-35 ngày đối với người
trưởng thành và từ 21-48 ngày đối với trẻ thành niên, thời gian kéo dài từ 2-7 ngày; lượng máu
trong kỳ khoảng 30-50 ml. Miễn là chu kỳ của bạn nằm trong giới hạn dao động trên thì sức khỏe kinh
nguyệt của bạn bình thường.
Thoải mái làm "chuyện ấy" mà không sợ có thai
Tỉ lệ thụ thai thành công phụ thuộc nhiều vào thời gian rụng trứng, "quan hệ" càng gần ngày rụng
trứng, khả năng có thai càng cao. Tuy nhiên, chu kì rụng trứng có thể không diễn ra đều đặn. Vì
vậy, nếu bạn rụng trứng gần với ngày "đèn đỏ" thì khả năng bạn thụ thai nếu có "quan hệ" trong
những ngày này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sự thụ thai trong những ngày "đèn đỏ" có thể xảy ra với những phụ nữ có chu kì kinh quá ngắn (dưới
20 ngày). Với những người có chu kì kinh đặc biệt này, sự phóng noãn có thể xảy ra ngay khi đang bị
hành kinh. Vì vậy, nếu "quan hệ" vẫn có thể dẫn tới thụ tinh và mang thai.
Bạn vẫn có thể mang thai nếu đang trong chu kì kinh nguyệt. Ảnh
minh họa
Ăn đồ ngọt có thể điều trị đau bụng kinh
Lập luận này không có cơ sở khoa học, ăn đồ ngọt quá nhiều không những không thể loại trừ hội
chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể làm lượng đường trong máu không ổn định, làm
tăng sự khó chịu.
Sau khi kết hôn đau bụng kinh sẽ biến mất
Đau bụng kỳ đèn đỏ chẳng có mối liên hệ gì với việc kết hôn cả. Một số bạn gái sau khi kết hôn
giảm bớt đau bụng kinh, có thể là do thời "con gái" hệ thống thần kinh nội tiết trong cơ thể vẫn
chưa thực sự hoàn thiện. Cũng có trường hợp lúc còn "con gái" không bị đau bụng kinh, sau khi sinh
em bé mới bắt đầu có hiện tượng đau bụng kỳ đèn đỏ.
Với những bạn đau bụng thời gian dài cần đi khám bác sỹ để tìm cách điều trị sớm, nếu để lâu dài
rất dễ phát triển thành đau bụng kinh thứ phát, rất nguy hại cho cơ thể.
Quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt có thể kích thích hoạt động của nữ
giới
Tình dục chỉ làm trầm trọng thêm xung huyết vùng chậu và đau bụng kinh, kinh nguyệt và nội mạc tử
cung. Chưa nói đến việc quan hệ trong thời điểm này rất dễ gây viêm nhiễm hay tổn thương hệ thống
sinh sản.
Bạn vẫn có thể đi bộ, thể dục nhẹ nhàng và các chuyển động không
quá sức khác trong ngày "đèn đỏ". Ảnh minh họa
Kinh nguyệt ngắn 3 ngày ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ
Thông thường, miễn là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 2 - 7 ngày thì nó phản ánh tình
trạng sức khỏe bình thường. Miễn là các chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn thì nó không hề ảnh
hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em.
Tránh ăn thức ăn lạnh và đi chân trần trong những ngày có kinh để phòng ngừa những cơn
chuột rút
Chuột rút trong những ngày "đèn đỏ" xuất phát từ tử cung của bạn chứ không liên quan đến chuyện ăn
đồ lạnh hay chân lạnh do đi chân trần. Những cơn co thắt tử cung là do prostaglandin gây ra.
Prostaglandin là một chất tự nhiên của cơ thể, gây co thắt tử cung tử cung. Tử cung co bóp mạnh
khiến nguồn cung cấp máu cho tử cung tạm thời chậm chễ, lấy đi khí oxy từ các cơ tử cung và gây nên
đau thắt. Trong thời gian có nguyệt san, các cơn co thắt tử cung thường mạnh mẽ hơn và khiến bạn bị
chuột rút nhiều hơn các thời điểm khác.
Máu đen, cục máu đông là báo hiệu bệnh phụ khoa
Cục máu đông xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt có thể là do ít vận động. Máu không thể thoát ra ngay
lập tức, bị cô đọng lại một thời gian mới được tống ra, do đó có màu sắc tối hơn.
Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau bụng kinh
Việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe, chưa nói đến
sinh lý cơ thể. Trừ trường hợp đau bụng kinh thứ cấp, đau vùng chậu quá khó chịu thì bạn hãy tìm
đến giải pháp này nhé!
Trong thời kỳ kinh nguyệt không nên tập thể dục
Bạn vẫn có thể đi bộ, thể dục nhẹ nhàng và các chuyển động không quá sức khác. Như giải thích
trong ngộ nhận thứ 7, nó còn giúp máu nhanh chóng được đào thải, không sinh ra những cục máu đông
hay máu đen.