Dân Việt

Hành trình du lịch bụi qua 25 nước của Huyền Chip gây tranh cãi

Tri Thức 17/09/2013 15:25 GMT+7
Khi Huyền Chip ra mắt độc giả cuốn sách mới, cô trở thành tâm điểm trong giới trẻ, khi nhiều thành viên trên mạng đặt ra nhiều nghi ngờ, tranh cãi về hành trình du lịch bụi này.
Trước khi cuốn "Đừng chết ở châu Phi" phát hành, Huyền Chip đang trở thành tâm điểm trong giới trẻ khi nhiều người nghi vấn về đang xôn về hành trình đi đến 25 nước của cô.

Xách ba lô lên và đi là cuốn nhật ký của Huyền Chip (sinh năm 1990) về cuộc hành trình trải nghiệm qua hơn 25 quốc gia, vùng lãnh thổ (châu Á, châu Phi, châu Mỹ).

Huyền Chip trong hình ảnh chụp tại Châu Phi.
Huyền Chip trong hình ảnh chụp tại Châu Phi.

Vài ngày trước khi phần 2 (có tên Đừng chết ở Châu Phi) của Huyền Chip ra mắt độc giả, cô lại trở thành tâm điểm trong giới trẻ, khi nhiều thành viên trên mạng đặt ra nhiều nghi ngờ, tranh cãi về hành trình du lịch bụi này.

Bài viết khởi đầu cho nghi ngờ về hành trình của Huyền Chip:

Mấy ngày nay trên các diễn đàn hàng đầu của Việt Nam xôn xao về một cô gái trẻ (Huyền Chíp) đi du lịch 25 quốc gia trên thế giới với số tiền ban đầu là 700$. Các tranh luận gay gắt nổ ra, kể cả phía bảo vệ Huyền Chíp và những người hoài nghi hành trình này với các chứng cứ và câu hỏi liên tục được đặt ra.

Bắt đầu chỉ với số tiên 700$, trong vòng 2 năm Huyền đã đặt chân lên 25 quốc gia bằng cách vừa đi vừa làm. Số tiền không lớn cộng với sự giúp đỡ của cư dân bản địa, vừa đi vừa làm đã giúp Huyền hoàn thành chuyến đi. Từ đó thổi bùng ước mơ của các bạn trẻ đam mê và yêu thích khám phá muốn bước chân ra ngoài thế giới rộng lớn.

Nhưng với tuổi trẻ và khát khao vẫn là chưa đủ, du lịch phượt còn đó những hiểu biết cơ bản về hành trình mình chuẩn bị đi. Với các chuyến phượt nước ngoài, điều đầu tiên quan trọng nhất là Visa để được nước bạn cho mình nhập cảnh vào. Bất cứ ai đã từng đi nước ngoài sẽ thấy đây là phần khó khăn với biết bao thủ tục và thời gian chờ đợi. Trong khối ASEAN, việc đi lại không quá khó khăn vì Việt Nam là một thành viên trong đó. Nhưng qua các nước ngoài khối khác, bạn phải chứng minh tài chính, lí do mà bạn qua nước họ, thời gian mà bạn ở đó, v.v… Nếu có bất cứ điều nào nghi ngờ, bạn sẽ được nhân viên hải quan tiễn về Việt Nam thân yêu ngay lập tức.

Một điều đặc biệt ở Huyền, đó là đi phượt nước ngoài không cần chứng minh tài chính, không cần người thân bảo lãnh (vì Huyền bắt đầu bằng 700$, nếu có tiền trong tài khoản để chứng minh thì câu chuyện trên không còn đúng nữa). Qua nước ngoài nếu nhân viên hải quan không cấp cho Visa, chỉ việc ăn vạ, không được thì gặp cấp trên, không được nữa thì gặp cấp trên nữa, ăn vạ tới khi nào được thì thôi, mà cả 25 nước đều như vậy? Các nhân viên hải quan Huyền gặp rất hiền lành và tốt bụng, luôn giúp đỡ những người đi phượt mới tạo điều kiện dễ dàng như vậy. Hẳn Graham Hughes (người đi du lịch 201 quốc gia trong 4 năm) phải ghen tỵ với Huyền vì cả một lực lượng đông đảo hỗ trợ để xin Visa các nước mà vẫn phải chờ đợi. Mà không biết với bí kíp Ăn vạ Visa, có ai đã bị nhân viên bảo vệ mời thân mật ra về hay chưa?

Từ đây mọi người đặt ra nhiều câu hỏi dành cho Huyền Chip:

Huyền Chip xin visa kiểu gì? Trong khi đó, việc xin visa phải chứng minh được tài chính hoặc có người bảo lãnh. Thời gian xin visa du lịch nhiều nhất là 30 ngày, sẽ rất khó khăn với người quen giới thiệu, không nói được tiếng bản địa như Huyền.

Cô làm thế nào để có đủ tiền mua vé máy bay nếu chỉ vừa đi vừa làm? Nơi nào có thể tuyển Huyền khi không biết tiếng bản địa, không kinh nghiệm, không trình độ, thời gian cư trú mỗi nước không quá 30 ngày?

Huyền Chip nghĩ sao khi hướng dẫn thanh thiếu niên du lịch không có kiến thức, có thể gây rủi ro như câu chuyện về một bạn trẻ đi phượt vì thiếu thông tin nên mất tích khi leo Fansipan. Thậm chí du lịch kiểu này có thể sẽ tạo ra ấn tượng không tốt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Từ những nghi vấn trên, nhiều người mong muốn Huyền Chip đưa ra các bằng chứng để chứng minh chuyến đi của cô là thật. Thậm chí, dân mạng còn đề nghị Huyền Chip phải đăng tải hình hộ chiếu để đối chiếu với ngày tháng cô viết xem có khớp không hay chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.

Trong đêm qua và sáng nay, fanpage của cô cũng liên tục bị các thành viên đặt câu hỏi về sự trung thực khi viết ra cuốn sách. Đa số là những ý kiến khá thẳng thắn, thậm chí là chỉ trích nặng nề vì có người cho rằng cô đang khuyến khích những người trẻ đi du lịch mạo hiểm.

Ngược lại, giữa dòng "tấn công" cô gái trẻ, vẫn có những thành viên nhìn nhận khách quan hơn, họ cho rằng, "không có gì là không thể", những người làm không được lại đi chỉ trích một 9X đã dám "xách ba lô lên đường và đi".

Trước những thông tin gây xôn xao này, Huyền Chip chia sẻ trên mạng xã hội Xách ba-lô lên và đi: “Sẽ sớm có thông báo chính thức với đầy đủ chứng cớ phản bác các nghi vấn không có cơ sở, thậm chí xuyên tạc. Cũng đã uỷ quyền cho một cơ quan pháp lý xử lý những kẻ có hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân”.

Trước đó, trong buổi giới thiệu sách Đừng chết ở châu Phi tại Sài Gòn, Huyền Chip có những chia sẻ thẳng thắn: "Với tập 2 này, tôi biết sẽ có nhiều người chỉ trích tôi với việc xâm nhập nước khác mà không có visa, hay gan lì chưa từng có, nhưng như tôi đã chia sẻ, tôi chưa từng có ý định răn dạy ai điều gì, càng không mong những người chỉ trích mình đọc sách của tôi. Hãy xem tôi như là người viết và đang tường thuật lại những chặng đường mà tôi đã đi qua".