Dân Việt

Cự Đà - bền từ nếp cũ

An Thành Đạt 24/01/2014 07:30 GMT+7
Dân Việt - Dân Cự Đà lọc được cái khôn của dòng đời để vừa làm ruộng - làm nghề, đi học - đi buôn, làm quan và làm dân thật hài hòa.
Từ cái thủa giao thương chưa thuận, làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội), đã có vị thế đặc biệt của vùng đất ven giữa hai đô thị: Hà Đông và Hà Nội. Dân Cự Đà lọc được cái khôn của dòng đời để vừa làm ruộng - làm nghề, đi học - đi buôn, làm quan và làm dân thật hài hòa.
Những khóm tre già tỏa bóng mát, những ngôi nhà đậm chất làng quê Việt với kiểu ba gian hai trái mái, ngói âm dương, những cổng cuốn mốc vòm rêu trầm mặc qua bao thập kỷ. Các cụ kể rằng, làng có từ hàng nghìn năm xa xưa, dựng trên cái thế rất hợp phong thủy. Dòng Nhuệ Giang uốn lượn vừa bao bọc che chở, đủ khuất để tĩnh, cũng đủ gần để động. Người các nơi buôn bán thóc gạo xuôi ngược đều qua lại Cự Đà cũng khiến làng giữ lấy hai nghề đều liên quan đến chữ “thực”. Nghề thứ nhất đi với mâm cỗ; làm miến, nghề thứ hai đi với mâm cơm bình dân nhất; làm tương.
Miến Cự Đà vàng ruộm một góc trời, làm rợp mát những con ngõ mỗi khi trời buông nắng. Tương Cự Đà đượm vị ngọt của đỗ, món ăn dân dã gần gũi nhất nhưng tương Cự Đà lại “sang trọng” ai ăn một lần thôi cũng phải nhớ.
Không ít những người con của Cự Đà đã trở thành triệu phú ở khắp nơi trên mọi miền của đất nước, khi thành đạt họ đều lấy chữ “Cự” vào thương hiệu cho mình, cũng là niềm tự hào, cách tri ân nơi chôn nhau cắt rốn.
Cự Đà còn giữ được hàng trăm ngôi nhà cổ thuần Việt. Đẹp nhất phải kể ngôi nhà của ông Trịnh Thế Sủng ở số nhà 11, xóm Đồng Nhân Cát. Nhà do cụ nội ông Sủng xây dựng vào năm 1874 được làng gọi là nhà Đại Khoa, có lối kiến trúc thời nguyễn khoảng 1802-1945. Kết cấu ngôi nhà chủ yếu bằng gỗ quý, kỹ thuật trạm khắc trên xà nhà, cột nhà mềm mại, đạt đến mức tinh xảo. Còn hàng chục ngôi nhà nữa cũng mang đầy dáng vẻ riêng, tạo vóc dáng một làng quê Việt cổ.
Cơn lốc đô thị hóa tưởng đã xóa mất Cự Đà xưa. Một số ngôi nhà ngói rêu phong “bị” bê tông hóa. Những đại lý, trung tâm tư vấn- mua bán đất mọc lên như nấm bên những ngôi nhà cổ… Thật may cơn lốc ấy dường như đã qua, do sự sụp đổ của thị trường bất động sản hay do khả năng “lọc” của vùng đất này? Điều đó khó lý giải được rành rẽ, nhưng thật mừng vì Cự Đà đang chở lại với miến, với tương, với đường buôn, đường học, trong nhưng bước đi bền vững ấy nảy thêm một hướng mới: Du lịch và dịch vụ bằng cái vốn tự có mấy trăm năm: Cảnh vật và con người.


img Làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến.
img Một làng cổ thuần nông luôn tất bật với rơm rạ gánh gồng mưa nắng.
img Một góc quê quen thuộc của mấy cô hàng xén của người quê quen thuộc với mớ rau con cá, quả chanh nải chuối rất đỗi thân thương.
img Cự Đà được biết đến là làng miến lớn nhất miền bắc.
img Mỗi xóm đều có cổng vào, cổng nào cũng có tuổi đời hàng trăm năm và đều có tên xóm.
img Nghề làm tương nếp ở Cự Đà có tuổi đời cả trăm năm và đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng.
img Lối vào làng ở hai bên đường còn rất nhiều những mái cong cổng cổ vẫn đang được người dân bảo tồn lưu giữ.
img Lối vào làng ở hai bên đường còn rất nhiều những mái cong cổng cổ vẫn đang được người dân bảo tồn lưu giữ.
img Một chi tiết trạm khắc hình đầu rồng trong kiến trúc của một ngôi nhà thờ một dòng họ ở Cự Đà.
img Sân phơi thóc trong khu nhà cổ và là từ đường của dòng họ.
img 17 Cửa ra vào với chạm trổ tinh xảo kỳ lạ cùng những bức tranh rất đặc biệt nhà cụ Vương Văn Đức.
img 17 Cửa ra vào với chạm trổ tinh xảo kỳ lạ cùng những bức tranh rất đặc biệt nhà cụ Vương Văn Đức.
img 17 Cửa ra vào với chạm trổ tinh xảo kỳ lạ cùng những bức tranh rất đặc biệt nhà cụ Vương Văn Đức.
img Nghề thủ công làm miến
img Trước hiên nhà, các cụ già vẫn gặp nhau để tâm tình hàn huyên chia sẻ.
img Tuổi thơ hồn nhiên bên khung cảnh và kiến trúc với bóng dáng của những ngôi nhà ba gian hai trái xưa.
img Làng Cự Đà, một ngôi làng cổ kính và đậm nét kiến trúc của làng quê bắc bộ.