Cư dân mạng đang truyền tay nhau về bài phân tích thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu được đánh giá là "siêu bá đạo". Bài kiểm tra văn của học sinh này được giáo viên chấm 1 điểm, kèm theo lời nhận xét: "Tài phân thích thơ của em cao thủ quá, xin bái phục".
Học sinh tỏ ra là người khá am hiểu xu hướng của các bạn trẻ khi đưa vào bài phân tích cả những ca từ của các bản hit như "Cơn mưa ngang qua" hay "Tình yêu màu nắng"...
Nội dung chính của bài viết khiến ai cũng phải ôm bụng cười:
“Xuân Diệu ( 1916 - 1985) có bút danh là Trảo Nha, tên thật là Ngô Xuân Diệu . Ông là nhà nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
Ông mang đến cho thơ ca đương thời 1 sức sống mới, 1 nguồn cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Bài văn 1 điểm gây xôn xao cộng đồng mạng vì độ phân tích "bá đạo". Ảnh chụp màn hình.
"Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 in trong tập thơ " Thơ " sáng tác vào năm 1938. Mở đầu bài thơ hết sức sáng tạo: Tôi muốn tắt nắng ...( bị nhòe) thì làm sao mà tắt được? Nó ko phải vật sở hữu của ông nhưng ông lại muốn tắt nó đi.
Rồi sau đó lại là: Tôi muốn buộc gió lại. Buộc gió làm sao mà buộc được nó cũng không thuộc quyền sở hữu của ông, khi đọc tới đó ta chưa hiểu ý ông muốn gì nhưng về sau:" (bị nhòe) tắt nắng đi" là "cho màu đừng nhạt mất" và " buộc gió lại" là "cho hương đừng bay đi".
Vì sao lại có chuyện như thế, vì ông thấy màu nắng quá đẹp ông không muốn rời xa màu nắng ấy, màu vàng của thiên nhiên nên ông đã muốn tắt nó đi để giữ nó cho riêng mình, biết đâu ông tắt nắng đi mang về nhà ông lại sáng tác ra 1 bài thơ hay thì sao, như là "Tình yêu màu nắng" chẳng hạn.
Còn với gió thì ông không tắt mà ông buộc lại vì trong gió có mùi hương đặc trưng của nó mà ông cảm nhận thấy đư. Rồi cũng như nắng ông nếu ông buộc được gió ông cũng sẽ mang về nhà và thả thì biết đâu ông cũng sáng hay và lãng mạn thì sao. Ví dụ như: "Cơn gió ngang qua". Tóm lại, nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ, nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được".
Bài kiểm tra ngay khi được đăng tải lập tức được lan truyền và nhận được hàng ngàn lượt thích, chia sẻ, bình luận của cộng đồng. Các bạn trẻ rất phấn khích trước lời phê của giáo viên, cũng như cách phân tích của học sinh này. Bên cạnh những bình luận bày tỏ sự thích thú, nhiều ý kiến chê học sinh này chữ quá xấu, câu cú lủng củng, văn phong rườm rà, xứng đáng nhận điểm 1.