Hỏi: Hiện, thông qua các mạng xã hội, tôi và nhiều bà mẹ khác nhận được thông tin rằng có thể chưa trị sởi bằng các bài thuốc nam, thậm chí họ còn nhấn mạnh là với các trường hợp bị bệnh viện trả về, vẫn trị khỏi được. Xin hỏi, với bệnh sởi biến chứng hiện nay, các bài thuốc nam với kinh nghiệm xưa có đáng tin cậy không ạ?Hà Minh (Hà Nội)
Trả lời: Bệnh sởi tuy là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, 90% người chưa có miễn dịch tiếp xúc với nguồn bệnh đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, chỉ có 10% người mắc bệnh bị biến chứng nguy hiểm. Còn 90% bệnh nhân sởi là tự khỏi, mà không cần điều trị. Lúc đó, có uống thuốc nam hay không bệnh vẫn tự khỏi. Có thể nhiều người đã dựa vào tỷ lệ “tự khỏi” rất lớn này để tuyên truyền cho các bài thuốc nam của mình.
Bài thuốc “hạt mùi” mà trên mạng “đương truyền” phòng và chỉ có tác dụng sát khuẩn.
Trong 10% ca sởi bị biến chứng, cũng chỉ 1 số ít người dẫn đến tử vong. Nguyên nhân thứ nhất do chính virus sởi, dẫn đến biến chứng viêm cơ tim, khiến tim bị rối loạn nhịp đập hoặc ngừng đập. Việc cứu chữa các ca này rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Virus sởi cũng gây ra viêm phổi thể cấp và tối cấp, gây suy hô hấp rất nhanh, khả năng cứu sống là rất hy hữu.
Tính đến ngày 16/4, theo thống
kê, cả nước đã có hơn 7.000 ca mắc sởi. 111 trẻ em qua đời do sởi trong
khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Số lượng người lớn phải vào viện
cấp cứu do những biến chứng của sởi cũng đang tăng vọt. Dịch bệnh nguy
hiểm này ngày càng lan tràn và có diễn biến vô cùng phức tạp.
Nhằm
giúp độc giả có những kiến thức cơ bản để phòng và chữa bệnh, Dân Việt
mở chuyên đề "Tư vấn ứng phó với dịch sởi". Những thắc mắc của độc giả
về bệnh sởi sẽ được giải đáp nhanh, chính xác và đầy đủ qua sự giúp đỡ
của các chuyên gia y tế. Các câu hỏi xin gửi về địa chỉ mail loisongsuckhoe@gmail.com.
|
Ngoài ra, bệnh sởi rất nguy hiểm khi trẻ mắc sởi đang có các bệnh “nền” khác như tim bẩm sinh, bại não, suy dinh dưỡng, mắc bệnh chuyển hóa… Bản thân các bệnh đó đã có nguy cơ tử vong cao. Các bệnh nhân vốn đã yếu, nay bị mắc sởi, hệ miễn dịch suy giảm càng khó chống lại bệnh tật. Nguyên nhân thứ 3 khiến trẻ dễ tử vong là do virus sởi có khả năng truyền nhiễm mạnh, làm suy giảm hệ miễn dịch cấp tính, trẻ dễ bị bội nhiễm thêm vi sinh vật kháng thuốc, do đó, mọi kháng sinh điều trị đều không có hiệu quả.
Khi trẻ đã bị biến chứng suy hô hấp, suy tim, suy đa phủ tạng thì cần phải được cấp cứu, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không cứu được do tiến triển bệnh quá nhanh, sức trẻ quá yếu.
Hiện chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về các bài thuốc dân gian có khả năng “trị bệnh sởi nặng đã bị bệnh viện trả về”. Do đó, việc chữa trị cho trẻ bằng thuốc nam mà lờ đi các cảnh báo của bác sĩ về bệnh sởi có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. Việc đắp lá, bôi thuốc “trị sởi” cũng khiến cho cơ thể trẻ bị bội nhiễm thêm nhiều virus, vi khuẩn khác, tăng nặng cho bệnh.
Bệnh sởi do virus nên cách phòng bệnh duy nhất là tiêm vaccin cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ nên phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh, tránh đưa trẻ đến nơi quá đông người, đặc biệt là nơi có nguồn bệnh; nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin A cho trẻ. Nếu cha mẹ muốn cho con dùng thuốc nam thì cũng phải đến các cơ sở đông y tin cậy, thầy thuốc có bằng cấp để khám và bốc thuốc cho con, chứ không được tự tiện dùng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được y học khẳng định.