Sợ dư luận xã hộiĐây là một trở ngại lớn với phần lớn phụ nữ. Bạn sợ bị xã hội soi mói, mang tiếng với mọi người, chính vì thế bạn không dám đối mặt với thực tại. Điều này đã quá xưa rồi. Giờ đây xã hội không còn những cái nhìn thiếu thiện cảm với những người
phụ nữ đã ly dị nữa, vì vậy hãy dũng cảm đối diện với thực tại và bắt đầu một cuộc sống mới.
Chẳng có lý do gì mà bạn phải cam chịu chỉ vì những điều tiếng của người đời. Nên nhớ, bạn sống cho bản thân bạn, cho những gì mà bản thân bạn cảm thấy hạnh phúc chứ không phải sống vì xã hội.
Vì con cáiTrẻ em có tâm hồn rất nhạy cảm và chúng thà nhìn cảnh bố mẹ ly dị mà vẫn quan tâm đến chúng còn hơn là phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau.(Ảnh minh họa)
Đây là điều lo lắng lớn nhất và là nỗi e ngại nhất của phần lớn phụ nữ khi ly hôn. Phần lớn phụ nữ khi lấy chồng thì thường quên đi bản thân và nghĩ cho con cái. Bạn sợ rằng con mình sau này sẽ không có bố hoặc phải thiệt thòi vì bố mẹ
chia tay?
Tuy nhiên, theo các cuộc nghiên cứu thì phần lớn trẻ em tâm hồn rất nhạy cảm và chúng thà nhìn cảnh bố mẹ ly dị mà vẫn quan tâm đến chúng còn hơn là phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau.
Do đó, bạn hãy dũng cảm lựa chọn điều gì mà mình thấy đúng đắn còn hơn là việc hi sinh bản thân mình mà vẫn khiến con trẻ bị tổn thương.
Sợ cô đơn
Một người phụ nữ tận tâm với gia đình khó có thể nghĩ đến cảnh ly dị hoặc đổ vỡ. Mặc dù vẫn cô đơn trong chính gia đình mình nhưng bạn cảm thấy sợ hãi thế giới đầy rẫy những cạm bẫy bên ngoài. Ý nghĩ về việc nuôi con một mình hay những khó khăn phải đối mặt trong sự nghiệp nếu ly dị làm phụ nữ hoảng sợ.
Chắc chắn cuộc hôn nhân có vấn đề sẽ chẳng thể mang lại cho người phụ nữ một cuộc sống tích cực, đầy ý nghĩa. Trái lại, cuộc sống độc thân có thể tạm thời khiến họ cô đơn nhưng lại mở ra cơ hội để họ tìm đến bến đỗ hạnh phúc mới.
Không đủ điều kiện tài chínhĐây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ
không dám bỏ chồng. Xuất phát từ thực tế phụ nữ thường không phải trụ cột trong gia đình, không thể một mình gánh vác trách nhiệm kinh tế lớn lao, trong đó có việc chăm lo con cái nên họ coi điều kiện kinh tế không đảm bảo là lý do hợp lý để nói không với ly hôn.
Song đây cũng là một trong nhiều sai lầm của phụ nữ khi quá lo lắng và phụ thuộc về kinh tế đến mức không dám ly hôn.
Nếu quả thực áp lực tiền bạc là trở ngại lớn nhất của một người vợ trước việc ly hôn thì người ấy cần nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và tìm cách sống tự lập hơn thay vì để nỗi lo đó đe dọa hạnh phúc cá nhân suốt cả cuộc đời mình.
Sợ rơi vào tình cảnh đói "sex"Khi ly hôn, người phụ nữ phải đối diện với nhiều mất mát, tổn thương. Ngoài những thương tổn về tình cảm, họ còn mất luôn một số sinh hoạt quen thuộc, trong đó có chuyện gối chăn. Nói một cách nôm na, họ phải học cách nhịn.
Nhu cầu sinh lý là một trong những trăn trở thầm kín của người phụ nữ sau khi ly hôn.(Ảnh minh họa)
Với nhiều quý ông, ly hôn giống như việc tháo cũi sổ lồng, họ tha hồ tung tẩy từ nơi này đến nơi khác. Các chàng ít phải chịu những ràng buộc về định kiến xã hội hay trách nhiệm.
Còn với người phụ nữ, việc bắt đầu một trang đời mới, tìm một mối quan hệ luyến ái sau khi có một đời chồng là rất khó khăn. Chính vì thế,
nhu cầu sinh lý là một trong những trăn trở thầm kín của người phụ nữ sau khi ly hôn.
Bài viết này chúng tôi không cổ súy cho việc li dị và không khuyên bạn
bằng mọi giá hãy li hôn, chì là chỉ ra cho bạn thấy những lý do e ngại
của bạn đều có thể vượt qua.
Nếu thực sự không hạnh phúc trong đời sống
tình cảm và việc sống chung là không thể chịu đựng được và đem lại đau khổ cho con cái cũng như cho cả hai vợ chồng thì hãy dũng cảm
làm lại từ đầu. Bạn sẽ thấy không gì là không thể trong cuộc sống này.
Vậy tại sao không thử “vứt” chồng đi để sống?
"Vứt" chồng - Là vứt bỏ nỗi ám ảnh của "phụ thuộc" và "ràng buộc",
đôi khi chỉ là 30 phút mỗi ngày của từng năm..., là để tự được tận hưởng
đúng nghĩa cuộc sống của mình, để được thỏa mãn những đam mê của bản
thân... để rồi sau 30 phút ấy, vun đắp, dựng xây một tổ ấm ngọt ngào với
năng lượng sống mới.
"Vứt" chồng - Là sự tự chủ và chẳng "tôn thờ" người đàn ông ấy như
chỗ dựa dẫm, bấu víu, mà hãy khiến mình tự trở thành một bờ vai mềm mại,
nhưng vững chắc bên cạnh người bạn đời.
Và "vứt" chồng đôi khi phải là dám buông bỏ, dám chia tay để tìm tới
cuộc sống đúng nghĩa; Là dám bắt đầu lại, đủ can đảm và sức mạnh để đứng
lên từ nỗi đau, mất mát để tìm cho mình một hạnh phúc mới. Hãy
gửi những suy nghĩ, hãy bày tỏ quan điểm hay chỉ đơn giản là cùng kể lại câu chuyện đời mình để được sẻ chia... Bài cộng tác của bạn đọc với chuyên đề “Vứt chồng đi để sống” xin được gửi về địa chỉ mail loisongsuckhoe@gmail.com. Những bài
viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định.
|