- Gậy: Có thể là gậy chuyên nghiệp cho leo núi hoặc chỉ cần một cành cây chắc chắn. Gậy sẽ “đỡ” cho trọng lượng cơ thể của bạn rất nhiều, nhất là những lúc “xuống núi”.
- Kẹo: Khi leo núi bạn luôn có cảm giác khô cổ nên kẹo ngậm, kẹo cao su, xí muội… đều giúp cho tuyến nước bọt hoạt động, giảm khô cổ.
- Bật lửa: Bật lửa có thể giúp bạn đề phòng rất nhiều rủi ro trong khi leo núi như lạnh, lạc đường…
Những đồ vật nên chuẩn bị cho chuyến du lịch vùng núi.
- Kính có dây đeo: Kính cận hay kính mát đều cần có dây đeo để gắn vào cổ để phòng rơi mất.
- Tránh mặc áo len: Áo len thường không kín vì có nhiều lỗ nhỏ nên gió lùa vào bạn sẽ không giữ được ấm. Áo nỉ là lựa chọn tối ưu.
- Mũ, găng tay giữ ấm, không thấm nước: Có nhiều đỉnh núi cao, khi leo núi bạn phải đối diện với cái lạnh, mưa… do đó nón, găng tay nên chọn loại không thấm nước. Nên chọn nón bịt che kín mũi, miệng, tai.
- Sáp tránh nẻ, kem chống nắng, kem chống khô da: Các loại mỹ phẩm này cần thiết cho cả nam lẫn nữ. Vì khô môi, khô da sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau rát.
- Đồng hồ, điện thoại: Đây là hai vật dụng chắc chắn là cần thiết. Khi đi leo núi ở nước ngoài, nên sử dụng dịch vụ roaming cho điện thoại.
- Balô: Loại tốt, có chỗ để nước, áo mưa.
- Giày leo núi: Loại tốt, có thể đi nước, có độ bám 4 hướng.
- Túi ngủ: Nên chọn loại bằng nylon, không thấm nước.
- Còi: Để đề phòng rủi ro, bạn nên mang còi, nhằm báo tin.
- Dao: Đa năng, có thể cắt, gọt, rọc…
- Đèn pin đeo trán: Để đề phòng khi trời tối mà vẫn chưa đến nơi.
Bên cạnh đó, các dụng cụ khác như túi thuốc cấp cứu, giấy vệ sinh… là những thứ mà một người du lịch không thể nào quên.