Mỗi mùa xuân về người Mông ở Pha Long (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) lại có ngày hội đặc biệt – Ngày hội kéo vợ. Ngày hội kéo vợ thường bắt đầu từ trưa đến hết ngày 6 tết, cũng là để kết thúc 3 ngày lễ hội truyền thống Gầu Tào – lễ hội cầu tự, cầu an, cầu lộc. Kéo vợ là phong tục truyền thống của người Mông, thể hiện quyền tự do luyến ái, đặc biệt thể hiện tình yêu mãnh liệt của người con trai với cô gái mà anh yêu. Khi nên vợ nên chồng, người phụ nữ thường tự hào “Tao được kéo về”. Trai gái yêu nhau thường hẹn ngày hội hay chợ phiên để kéo nhau, nếu kéo “nhầm” cô gái và cả gia đình nhà gái cũng không trách cứ gì. Với người con trai, thất bại cũng chưa phải là thua vì có những cặp vợ chồng chỉ thành công sau 4-5 lẫn kéo hụt.
Người thân “quyết” giữ lại cô gái không cho kéo. Một cô gái bị “bao vây cô lập” bởi người con trai thích cô và bè bạn của anh. Gọi điện thoại hỏi… ý kiến … … Chạy trốn tình yêu Thật khó thoát Băng dốc Băng dốc Ngã, dù không ai muốn … Mệt lắm rồi, nghỉ tí đã. Đưa được cô gái lên xe về không bao giờ là dễ cả. Đưa được cô gái lên xe về không bao giờ là dễ cả. Cô gái ôm chầm lấy bạn trai sau khi bị những người “không quen biết” kéo. Cuộc kéo thất bại, chàng trai xin lỗi, an ủi cô bạn gái đang khóc vì sợ và hẹn lần sau mình… lại kéo. Cô gái này quay lại chào những người bạn giúp bạn trai kéo mình. Đôi trai gái đi chơi, xem người ta kéo vợ, chàng trai hẹn: Để xuân sang năm “nhà mình nuôi đủ lợn” sẽ kéo em về.