Dân Việt

Ninh Bình: Nhiều đầm nuôi ngao thiệt hại nặng

29/10/2012 00:46 GMT+7
Dân Việt - Theo ghi nhận của phóng viên tại Ninh Bình về bão Sơn Tinh, do gió lớn khiến nhiều cây đổ, nhiều hộ nhà dân bị tốc mái. Ngoài đê, khu diện tích nuôi trồng tôm và ngao của người dân có nguy cơ thiệt hại nặng.

Theo UBND tỉnh Ninh Bình, vùng nuôi trồng thuỷ sản mới tổ chức thu hoạch 400/650 ha ngao, 408/1021 ha cua, 991/991 ha tôm sú, 30/30 ha tôm thẻ chân trắng.

img
Cán bộ, chiến sỹ, bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Bình ra quân trong đêm giúp đỡ người dân chống bão.

Hiện cho có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính, thiệt hại ở các đầm ngao, tôm là rất lớn. “Do tôm bị nước tràn vào, nguy cơ bị chết, ngao bị nước ngọt xâm nhập làm xói mòn gây thiệt hại nặng, nhiều hộ như gia đình nhà tôi ước thiệt hại hàng lên đến hàng tỉ đồng.

Một số hộ đã thu hoạch trước đó lại nuôi ngao lứa mới có nguy cơ mất trắng do gió to, nước ngọn xâm nhập…”, anh Nguyễn Văn Quang ở xã Kim Hải (huyện Kim Sơn) cho biết.

Đại tá Bùi Viết Thi – Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình cho biết, tính đến 19 giờ ngày 28.9, toàn bộ 300 cán bộ, chiến sỹ và 232 dân quân đã được huy động để chốt ở các vị trí xung yếu nhất thuộc 3 xã Kim Trung, Ki Động, Kim Hải ( huyện Kim Sơn) để sẵn sàng đối phó với cơn bão số 8. Đồng thời, đã phối hợp với các lực lượng khác, sơ tán 1.500 nhân khẩu vào vị trí an toàn trước 19 giờ ngày 27.10.

Ngày 28.10, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát - Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 8 tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Tại huyện ven biển Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) – Nơi được dự báo là tâm điểm của bão đổ bộ vào hiện tại có gió giật mạnh cấp 8, cấp 9 giật cấp 10, và đang có chiều hướng tăng lên. Tỉnh đã tăng cường 115 chiến sỹ bộ đội biên phòng, 200 công an, 500 chiến sỹ quân đội và dân quân tự vệ trực tiếp xuống các địa bàn trọng yếu giúp nhân dân sơ tán tài sản, vật nuôi, bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là huyện Kim Sơn rà soát kỹ việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, sẵn sàng ứng phó với các sự cố xẩy ra và tập trung tới đối tượng người già, trẻ em; Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị phải phòng tình huống xấu nhất gió bão giật mạnh trên cấp 12 gây tốc mái nhiều nhà, cố gắng bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

Cùng ngày 28.10, ông Bùi Văn Nam - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Ninh Bình đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại các huyện Kim Sơn, Yên Khánh. Theo UBND tỉnh Ninh Bình, toàn tỉnh thu hoạch xong 38.975,3 ha lúa mùa, đạt 99,1% so với diện tích lúa cấy. Tổng diện tích cây đông đã trồng là 10.648,8 ha trong đó đậu tương 2.835,4 ha, ngô 2.623,4 ha; lạc 217,4 ha; bí xanh 261.v.v .

Công ty khai thác công trình thủy lợi đã mở 16/162 cống và vận hành 7 máy/2 trạm bơn để tiêu nước đệm, các trạm bơm sẵn sàng bơn tiêu khi có mưa úng.