Dân Việt

Khát

07/02/2011 15:52 GMT+7
(Dân Việt) - Năm 2010 - năm đầu tiên lũ không về với đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng khô hạn kéo dài ở miền Bắc, cùng với đó là lũ lụt hoành hành trên diện rộng và kéo dài ở miền Trung.

Cuộc sống con người ngày càng bị chi phối và ảnh hưởng bởi nguồn nước. Nhưng sự tác động lên nguồn nước ở mỗi cộng đồng xã hội lại làm cho các nguồn nước biến dạng xấu đến mức tệ hại.

img
Một nhánh của sông Cái Nha Trang bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt

Hàng loạt dòng sông bị khai thác đến cạn kiệt, bị làm ô nhiễm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - chúng đang dần chết trong sự bàng quan của con người. Dòng nước ngọt mát lành biến thành bầu sữa bẩn là nguy cơ nhãn tiền.

Ta có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu tình trạng thiếu nước sạch, thừa nước bẩn từ các đô thị lớn đến những vùng quê hẻo lánh, từ đồng bằng mênh mông sông nước đến những vùng núi đá khô cằn. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) đã cảnh báo "Hơn 20.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm vì dùng nước bẩn" như nhắc nhở mỗi người có thái độ nghiêm túc hơn khi đối xử với nguồn tài nguyên đặc biệt này.

img
Khó khăn với người dân đồng bằng sông Cửu Long khi năm 2010 mùa nước nổi về quá muộn (Cần Thơ)
img
Cậu bé uống nước đọng trong hốc núi giải cơn khát trên đường về bản ở Quản Bạ, Hà Giang
img
Người đàn ông cụt tay đang vật lộn với dòng nước lũ để lấy một khúc củi sau trận lũ quét ở Hà Giang năm 2005
img
Người dân phải dùng nước sông để ăn uống và tắm giặt là điều thường thấy ở vùng sông nước ĐBSCL (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang)
img
Một phụ nữ Thái ở Điện Biên đang sử dụng một ngòi nước chảy từ núi xuống để tắm giặt
img
Những phụ nữ Mông ở Hà Giang gùi những thùng chứa nước 400 lít về nhà để dự trữ nước ngọt cho mùa khô
img
Rừng đầu nguồn ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La) bị chặt phá để lấy đất ở và canh tác