Mặc cho giá rét, sức sống mùa xuân như bừng lên ngập tràn không gian trong thoang thoảng nhang trầm từ nhà ai bên phố. Có cảm giác, ngựa vàng Giáp Ngọ đang cất vó lướt qua từng con đường, hàng cây, góc phố mang nắng xuân đến gõ cửa khắp nhân gian. Xốn xang. Náo nức
Ai đó nói
“Xuân, người ta vì ấm mà cần tình”. Mùa xuân còn là mùa cưới, mùa yêu, mùa
“trai khôn cưới vợ, gái lớn gả chồng” đẹp nhất trong năm. Phải thế chăng mà
trong khoảnh khắc chia tay Rắn vàng Quý Tỵ để đón chào bước chân của Ngựa quý
Giáp Ngọ, giữa không khí mênh mang của đất trời, xôn xao của lòng người, ôn
chuyện người xưa kén rể là một điều thật thú vị.
Thú vị hơn là trong câu chuyện ấy có sự xuất hiện của một loài ngựa quý hiếm, chỉ nghe tên đã đủ tò mò, ấy là đòi “ngựa chín hồng mao”mà phải có nó cùng với “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, mỗi thứ một đôi” thì chàng Sơn Tinh tài giỏi mới vượt qua được Thủy Tinh cũng tài giỏi không kém để giành được nàng Mỵ Nương xinh đẹp về làm vợ.
Vậy, thực
hư về “ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nổi tiếng
ngàn đời trên mảnh đất Lạc Việt ra sao?
Dấu chân “ngựa chín hồng mao” (con ngựa
có chín cái long màu hồng) thoảng nhẹ trong màn sương huyền ảo của truyên thuyết.
Là hư ảo chăng? Bởi điểm qua những loài ngựa được người xưa ghi danh như Ngựa Hạc (lông trắng toát), Ngựa
Kim (lông trắng), Ngựa Hởi (lông trắng, bốn chân đen), Ngựa Hồng (lông màu nâu
–hồng), Ngựa Tía (lông màu đỏ thắm), NGựa Đạm (lông màu đỏ sẫm ánh vàng), Ngựa
Khứu (lông màu đỏ đậm pha nâu đậm), Ngựa Ô (lông màu đen), Ngựa Bích (lông màu
xám tro), Ngựa Séo ( lông màu xám đốm trắng), Ngựa Qua (lông màu vàng kim
hoàng), Ngựa phiếu (lông màu vàng, lang trắng), Ngựa Chuy (lông trắng ánh xám bạc)…
tuyệt nhiên k có ngựa nào mang tên “ngựa chín hồng mao”?
Là hoang đường chăng khi mà trong không ít thư tịch cổ được khảo cứu, người ta không còn thấy ngựa chín hồng mao “tái xuất giang hồ” một lần nào nữa khác ngoài trừ lần xuất hiện độc nhất trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
Theo quan
điểm của người viết bài này, xin thưa rằng, cùng với “voi chín ngà, gà chín cựa”
thì “ngựa chín hồng mao chắc chắn là có thật, chỉ có điều đó là những sản vật
quý giá”hiếm có khó tìm” mà thôi.
Cơ sở để khẳng định điều này xuất phát từ một suy diễn logic: Thứ nhất, Vua Hùng phải “thách cưới” bằng những lễ vật quý “hiếm có khó tìm” thì mới tương xứng với người con gái “xinh đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” của nhà Vua. Đồng thời đó sẽ là thử thách để giúp ông giải quyết được bài toán khó trong bối cảnh hai “ứng cử viên đều sang gí; Thứ hai, nhà vua không thể “thách cưới” bằng một “sính lễ không có thật” bởi điều này đồng nghĩa với việ nhà vua không “kén’ được rể quý, công chúa Mỵ Nương mãi mãi không có được tấm chồng xứng đáng mà điều này trái ngược hoàn toàn với mục đích quan trọng nhất là “kén rể” của nhà Vua.
Như vậy, hiển
nhiên “ngựa chín hồng mao” là có thật. Những lễ vật quý hiếm ấy thêm một lần nữa
đã khẳng định giá trị cao quý của công chúa Mỵ Nương. Ở một góc độ khác, chúng
ta dễ dàng nhận thấy nhà Vua dương dư ngầm ý thiên vị Sơn Tinh, làm khó Thủy
Tinh bỏi “sính vật thách cưới” toàn là đặc sản quý hiếm trên cạn trong khi thuồng
luồng, ba ba và biết bao hải sản quý hiếm khác nữa (chắc chắn xét về mặt vật chất
thì giá trị quý hiếm cũng không thua kém, lại không nằm trong “danh sách thử
thách” này.
Đương nhiên phần thắng chắc chắn thuộc về vị thần núi, kết quả này đã nằm trong “tiên liệu’ của Vua Hùng. Người đã khéo léo tạo cơ hội thắng cuộc cho vị thần núi để lựa chọn cho con gái mình một người chồng xứng đáng – người có thể đem tài năng của mình chồng lại “thủy tặc”, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống chứ không phải dung tài năng phi thường để gây hại cuộc sống loài người. Sự sang suốt và nhân văn của người xưa chính là ở chỗ đó.
Ôn cố, tri tân mới thấy rằng mong muốn của các bặc làm cha làm mẹ từ thời Vua Hùng đến nay, ngàn năm rồi vẫn thế, không ai là không mong cầu con cái đến tuổi trưởng thành có một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Chỉ có điều, cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, suy nghĩ của con người cũng thực tế hơn nên chuyện kén rể kén dâu, chọn vợ chọn chồng cũng có nhiều đổi khác.
Đã xa rồi
cái thời “Một túp lều tranh 2 trái tim vàng”. Lối sống hưởng thụ cùng với suy
nghĩ thực dụng, coi trọng vật chất khiến cho hôn nhân ngày nay, việc kén rể kén
dâu, chọn vợ chọn chồng cũng nhuốm màu “thương mại”. Người ta không còn cảm thấy
giật mình trước câu tuyên ngôn của một cô gái trẻ - đẹp – chân dài: “Yêu mà
không có tiền cạp đất mà ăn à?”. Người ta cũng chẳng lấy làm lạ trước hiện
tượng chân dài “săn”đại gia, đại gia “săn” chân dài để trở thành cặp đôi
“tình-tiền”.
Người ta cũng dễ dàng lý giải tại sao có những cuộc hôn nhân được thu xếp hết sức chóng vánh giữa một số anh chàng nhà nghèo nhưng đẹp trai, học hành tử tế với con gái sếp A, sếp B, sếp C…. bỏ qua giai đoạn hẹn hò tìm hiểu. Có gia đình bỗng chốc đổi đời vì nhờ có cô con gái đoạt vương miện trong cuộc thi nhan sắc nên “kén” được chàng rể đại gia, xây nhà to, tậu xe đẹp báo hiếu bố mẹ!
Tuy nhiên, không phải “thương vụ hôn nhân” nào cũng kết thúc có hậu. Sau những
cuộc hôn nhân được mùa “thương mại” ấy cũng không ít chuyện bi hài: chuyên một
cô nàng chân dài hôm trước mới được đại gia “rước về dinh” bằng một dàn siêu
xe, tiệc cưới linh đình tốn tiền tỷ với biết bao hỉ hả, hôm sau gia đình đại
gia tuyên bố phá sản, chìm nghỉm trong nợ nần,
Chuyện một nhà giàu “tiền đếm không hết” sẵn sang “các” thêm nhà đẹp, xe “xịn” cho chàng rể (được người mai mối) kèm theo điều kiện nhanh nhanh chóng chóng tháo ngòi “quả bom nổ chậm” trong nhà. Vậy mà cuối cũng vẫn bị trả lại quả bom “nguyên đai nguyên kiện” vì chàng rẻ phát hiện ra cô vợ “ẩm ẩm, ương ương” ngay sau lễ cưới…
Mới hay, chúng ta có thể hiện đại hơn người xưa, văn minh hơn người xưa nhung sự sâu sắc thì vẫn còn phải học hỏi cha ông rất nhiều. Có câu “Đường xa mới biết ngựa hay”, hôn nhân là chuyện cả đời nên hạnh phúc lứa đôi muốn bền vững và viên mãn thì xét đến cùng vẫn phải xuất phát từ sự rung rộng của con tim và sự đồng điệu của tâm hồn mới giúp lứa đôi cùng nhau sánh bước đi qua song gió cuộc đời. Chỉ có điều đó mới níu được sự ấm áp của mùa xuân trong mỗi gia đình dù ngoài kia mùa đông lạnh giá hay mùa hạ nắng cháy!