Sau 3 năm ra trường, anh được điều về Vùng 5 Hải quân. Năm 2003, anh về Kho 703 (Thủy Nguyên, Hải Phòng), làm nhân viên sửa chữa đạn Trạm Bảo dưỡng, sửa chữa đạn.
Về trạm, anh nổi tiếng là người “sáng chế của kho”. Gần đây nhất, anh Thắng có sáng kiến tiêu biểu, làm thay đổi hẳn điều kiện làm việc của những người thợ sửa đạn, đó là thiết kế thiết bị ép - nắn hòm đạn 30mm. Hàng ngày khi bảo dưỡng, anh Thắng thấy đạn 30mm được bao gói trong hộp sắt, trải qua quá trình bảo quản, vận chuyển hòm hộp đã bị bẹp méo nhiều, không đảm bảo cho việc cất giữ đạn.
Đại úy Phạm Minh Thắng và con gái. |
Quá trình sửa chữa lại hòm hộp gặp nhiều khó khăn, khó nắn lại được những chỗ bị bẹp méo và thường gây ra tiếng ồn lớn, rất dễ gây mất an toàn cho người thực hiện. Ngày nào đến kho đạn làm việc, anh cũng mày mò nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị ép-nắn hòm đạn 30mm, tình trạng bẹp méo của hòm hộp đã được giải quyết cơ bản, hòm hộp sau khi nắn đã trở về trạng thái ban đầu, bộ đội thao tác đơn giản, nhẹ nhàng, thời gian giảm từ khoảng 30-40 phút/hòm, thao tác không gây ra tiếng ồn, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người thao tác.
Anh Thắng cho biết, Trạm Bảo dưỡng, sửa chữa đạn có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý các loại đạn. Đây là công việc nặng nhọc, độc hại và rất nguy hiểm, do đạn dược được kho quản lý nhiều chủng loại và đều được sản xuất từ lâu, nay đã xuống cấp. Tuy nhiên, anh Thắng và đồng nghiệp không bao giờ cho phép mình làm sai sót gì trong công việc dù đó chỉ là một sai sót nhỏ.
Thiếu tá Trần Ngọc Ánh - Trạm trưởng Phân kho đạn, Kho 703 cho biết: “Sáng kiến thiết bị ép - nắn hòm đạn” của Phạm Minh Thắng đã được tặng giải B của Quân chủng Hải quân năm 2012 và giải Khuyến khích Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo toàn quân năm 2009.
Bùi Hương