Những công nhân Việt Nam may mắn từ Lybia trở về nước |
Anh Quyền cho biết, anh chỉ mới XKLĐ sang Libya chưa được 1 tháng, thậm chí còn chưa hề được nhận tháng lương nào. Chủ hứa sẽ fax bảng lương về VN sau khi tình hình ở đây ổn định trở lại.
Cũng theo anh Quyền, những ngày qua ở Libya, tình hình rất phức tạp. May mắn là anh làm việc cho chủ là người Bồ Đào Nha nên việc ăn ở được hỗ trợ kịp thời.
Khi đến sân bay Tripoli để bay sang Malta, tại đây có hàng nghìn người đang nằm ngồi vạ vật, nhiều người còn bị đánh đập, xô đẩy. Sân bay Tripoli những ngày qua rời vào tình trạng quá tải, kẹt cứng do hàng nghìn người di tản, trong đó có cả những lao động người Việt Nam. Từ đầu đến cuối sân bay, chăn màn, bao ni lông..., mà người lao động dùng để đắp, ăn uống vứt ngổn ngang.
Đỗ Văn Dương, quê ở Chư prong, Gia Lai, cũng là lao động chỉ mới sang Lybia hơn 1 tháng nay. Hiện tại trong người Dương không còn một đồng nào vì công ty mà anh làm việc chưa kịp phát lương.
“Nghĩ đến những lao động VN còn bị mắc kẹt bên kia em mới thấy thực sự may mắn. Về được VN rồi, giờ chỉ mong công ty Vinaconex Mex và nhà nước sẽ hỗ trợ cho em ít tiền đề về quê. Mấy hôm nay, cứ gọi điện được cho em là mẹ em lại khóc suốt. Cả nhà cũng đang nào loạn hết cả lên”.
Ông Hải cũng nhấn mạnh, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động sẽ được các công ty bảo đảm theo quy định của Luật pháp. Các mức hỗ trợ sẽ căn cứ vào thời gian lao động làm việc ở nước ngoài tuỳ theo các mức như đã hết 3 năm làm việc, ½ thời gian làm việc.... Hiện, các cơ quan ngoại giao của ta tại các nước láng giềng của Libya đã liên lạc với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ, giúp đỡ lao động Việt Nam trong vấn đề này. Đặc biệt, với những lao động ra khỏi biên giới Libya, nếu thiếu tiền sẽ được cấp tiền để mua thức ăn.
Hoàng Đức Nhã