Đại diện Tập đoàn Thương mại KAT (đơn vị được Phó Chủ tịch UBND thành Phố Nguyễn Văn Khôi giao thiết kế lưới dẫn dắt cụ Rùa lần hai) cho biết, vành lưới đợt này có chiều dài 200m, rộng 5m.
Ngoài ra, lưới vây bắt cụ Rùa đợt 2 còn có thêm túi chiều dài 20m, chia làm 2 lớp. Lớp bên trong mau và mềm bảo vệ cụ Rùa khỏi va quệt dẫn đến chấn thương. Còn lớp ngoài mắt lưới thưa hơn nhưng chắc chắn như một chiếc khung sắt, đảm bảo cụ Rùa không thể “đục” thủng, thoát ra ngoài. Đáy túi để hở (khi “lai dắt” sẽ buộc lại) để cụ Rùa bò ra ngoài từ một trong hai đầu.
Công đoạn đầu tiên là kết tấm lưới dài 200m vào những sợi dây thừng để tạo thành hai mép lưới chắc chắn, đảm bảo không bị rách trong quá trình kéo bằng sức người hay dùng tời |
Không đủ cọc sắt để ghìm lưới, người khâu dùng cả ngón chân. Do lưới quá to, nặng, nhiều người làm lưới cho biết tối về bị đau nhức cả bàn chân. |
Trước khi khâu những quả phao vào lưới, phải đo đạc chính xác từng cm để cụ Rùa không thể bò lên phao thoát ra ngoài |
Khoảng cách các quả phao ở miệng túi chưa đầy một ngón tay |
Đầu, đáy và giữa túi còn được buộc thêm phao “khủng”. Theo những người làm lưới, đây là loại phao chuyên dùng ở biển để đánh bắt cá lớn |
Mỗi cục chì này nặng khoảng 250g được dùng để ghìm chân lưới xuống mặt đất |
Kỹ thuật kết những cục chì này cũng phải bảo đảm khi kéo lưới chì không bấm quá sâu xuống dưới bùn |
Những đoạn thắt cũng phải bảo đảm trong bất kỳ tình huống nào cũng không thể tuột được ra |
Luồn 2 lớp túi vào nhau |
Do lớp túi trong quá mau nên phía dưới chân được bố trí thêm một lượt lưới thưa để lọc bùn |
Quá trình khâu lưới tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật trong từng động tác. Chỉ với chiếc kim nhựa và đôi tay gần 1000m2 lưới đã hoàn thành |
Căng mắt, gồng mình khâu lưới |
Người làm lưới cho biết, 2 chiếc xe buýt có thể chui vừa túi lưới |
So với tấm lưới trước (màu xanh bên trái), tấm lưới lần 2 này "khủng" hơn rất nhiều |