Như vậy, nếu được tích lũy thêm đất đai, nông dân chỉ cần giải quyết được bài toán vốn là có thể tính đến chuyện làm giàu.
Đang thiếu vốn!
Giai đoạn 2003-2007, đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực nông thôn. Nhưng thống kê gần đây của Bộ NNPTNT cho thấy, từ năm 2007 đến nay tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lại đang giảm dần.
Nông dân vay vốn tại Ngân hàng NNPTNT Cần Thơ. |
Như năm 2009, tổng nguồn dành cho lĩnh vực này chỉ chiếm 6,26% tổng đầu tư toàn xã hội (giảm 0,19% so với năm 2008), trong khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP lên đến 20,91%. Tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines… mức đầu tư của Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn lên tới trên 20% tổng chi ngân sách.
Trước tiên cần xét đến mức đầu tư của Nhà nước, thông qua các dự án. Theo tính toán của tiến sĩ Phạm Huy Hùng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, dù trong giai đoạn 2005-2009, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân 12%/năm (tính theo giá thực tế), nhưng đến cuối năm 2009, nguồn đầu tư này cũng chỉ chiếm 1,04% GDP.
không đổi mà vốn vay ngân hàng tăng thêm 1% thì thu nhập hộ gia đình sẽ tăng khoảng 0,24%. Vốn ngân hàng còn giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp phân bổ hợp lý hơn lao động nông thôn...
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa
Nông nghiệp cũng không phải là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Rủi ro tiềm ẩn và những hạn chế về tính hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh được xem là lực cản lớn nhất trong việc thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp.
Một nguyên nhân khác là do thiếu vốn đầu tư nhà nước nên cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế, gây cản trở thu hút đầu tư. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này chỉ chiếm 0,59% tổng nguồn vốn FDI trong năm 2009. Trong đó, có 28 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và chỉ có 1 dự án thuộc lĩnh vực thủy sản, với tổng vốn đăng ký vỏn vẹn 134,5 triệu USD.
Còn với một số Ngân hàng như NNPTNT, Chính sách xã hội, Liên Việt… tham gia “bơm vốn” cho thị trường này, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ, tổng dư nợ tính đến cuối năm 2009 cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, 15,55% trên tổng dư nợ. Có ngân hàng như ACB, tỷ trọng dư nợ nông nghiệp chỉ chiếm 0,27% tổng dư nợ!
Cần cải tổ
Nếu như những nguồn khác có thể phải chờ sự thay đổi chính sách, chờ những dự án đầu tư cải thiện hạ tầng để tăng cường thu hút, thì trước mắt nông dân vẫn phải trông chờ vào việc các ngân hàng “mở cửa”. Bởi theo ông Nghĩa, vốn vay ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập của các hộ gia đình nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Chỉ có điều, với các ngân hàng, thường họ chỉ tập trung vào khách hàng có thu nhập cao với các món vay lớn. Một cán bộ tín dụng khu vực thành thị có thể “quản lý” dư nợ hàng trăm tỷ đồng với một vài khách hàng, đem lại lợi nhuận từ lãi cho vay hàng tháng cho ngân hàng rất cao. Nhưng ở khu vực nông thôn, một cán bộ tương tự chỉ có thể quản lý tối đa vài trăm triệu đồng tổng dư nợ, do lượng khách hàng quá lớn vì… nhỏ, lẻ!
Với Ngân hàng Chính sách xã hội, dù có chủ trương tiếp cận các hộ nghèo và cận nghèo với các món vay nhỏ, nhưng thực tế cả những người không nghèo cũng tiếp cận được nguồn vốn này. Nguyên nhân chính là nếu cho người nghèo và cận nghèo vay những món vay nhỏ, chi phí quản lý vốn sẽ cao và rủi ro cũng rất cao do nguồn chi trả của khách hàng phải phụ thuộc vào thời tiết, giá cả thị trường, hai yếu tố rất bấp bênh!
Nhưng nếu như nông dân được tích tụ đất đai, tài sản thế chấp tăng giá và có phương án kinh doanh theo hướng trang trại với món vay lớn, vấn đề này có thể được giải quyết. Ngoài ra, cần có hệ thống chính sách mạnh hơn, trong đó chú ý tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn, tăng cường năng lực tài chính, đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng, khuyến khích và hấp dẫn để tăng nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để hạn chế rủi ro, giúp các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn, Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro nông sản cho nông dân, thay vì hỗ trợ để nông dân vay với lãi suất thấp. Đồng thời, tăng mức đầu tư nhà nước để cải thiện hạ tầng nông thôn…
Giải quyết những vấn đề cơ bản như vậy, chắc chắn bộ mặt vùng nông thôn nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng sẽ thay đổi. Cái nghèo, cái khó sẽ giảm dần và những câu chuyện thương tâm mà cái nghèo chính là thủ phạm sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa.
Hồ Hùng