Lấy con trai khi có bầu với bố
Nguyễn Thị T. (Văn Yên, Yên Bái) là cô gái không được trời phú cho vẻ đẹp như những người con gái khác. Từ khi sinh ra, một bên chân của T. đã bị tật nên việc đi lại của cô rất khó khăn. Tuy nhiên, T. khá thông mình. Những năm đi học, cô luôn là học sinh khá giỏi, T chỉ học hết cấp 2, cô bỏ học đỡ đần mẹ các việc trồng cấy trong gia đình.
Hình minh họa |
Nhà nghèo và bị tật nên T. không được đàn ông trong vùng để ý. Cô càng trở nên tự ti hơn. Ở tuổi 23, T. vẫn không biết đến tình yêu là gì. Năm 2009, T. gặp ông Mùi làm nghề mổ lợn. Ông Mùi hay đến nhà T. mua hàng nên thường trêu chọc cô gái bất hạnh.
Một lần ông Mùi đến bắt lợn nhưng bố mẹ cô vắng nhà nên ông ngồi trò chuyện với T. Trong câu chuyện của 2 chú cháu, ông thường xuyên hỏi cô về chuyện trai gái tình cảm. Cô thật thà kể chưa yêu và cầm tay một người nào khác, ông Mùi xin số điện thoại của cô và lân la nói chuyện với cô hàng ngày. Trong câu chuyện của 2 người, ông luôn nói coi cô như con gái mình.
Vào rằm trung thu năm đó, ông hẹn cô lên thành phố Yên Bái chơi cho thay đổi không khí. T. tin tưởng lời chú nên bắt ô tô lên và được ông Mùi dẫn đi chơi vài nơi. Đến chiều tối, khi cô đòi về thì ông không chở cô về nhà mà đưa T. vào một nhà nghỉ ở khu vực huyện Yên Bình.
Ông thì thầm với cô mình có tình cảm đặc biệt dành cho cô. Chưa hiểu nhiều chuyện ngoài xã hội, T. nhanh chóng ngã vào vòng tay của ông mổ lợn háo sắc. Sau lần đó, T. còn bí mật lên thành phố gặp ông nhiều lần khác.
Cô phát hiện ra mình có thai, ông Mùi đã hợp thức hóa cái thai của T. bằng cách tổ chức đám cưới cho T. với người con trai mắc bệnh tâm thần của ông.
Nghe chuyện lấy người đàn ông bị tâm thần, T. đã khóc lóc xin ông Mùi buông tha nhưng ông lại cho rằng đó chỉ là hình thức. Ông vẫn thương yêu mẹ con T. và hứa sẽ lo cho mẹ con cô hạnh phúc hơn người khác.
Tiếp tục làm điều bất chính
Từ ngày làm con dâu ông Mùi, cô được ông mua nhà ở gần thị trấn Văn Yên để vừa buôn bán vừa sống. Người chồng bị bệnh thần kinh của cô cũng dọn về ở cùng. Nhưng trên thực tế, người con trai này không biết đến quan hệ vợ chồng là gì cả. Anh ta cứ lang thang nhặt nhạnh những chai lọ ở lề đường về bán đồng nát.
Hàng ngày, ông Mùi lấy danh bố chồng, ông nội mang quà đến cho mẹ con T. Từ ngày cô sinh con trai, ai cũng nói bé K. giống ông nội như đúc. Còn chồng T. cũng chẳng hay biết gì. Mẹ chồng của T. mắc chứng tiểu đường nên không thể đáp ứng chuyện với chồng. Chính vì thế ông càng viện lý do ép T. phải làm điều bất chính với ông.
Cô trở thành cỗ máy phòng the của bố chồng mỗi khi ông có nhu cầu. Hàng tuần, ông Mùi đến nhà T. hoặc gọi điện cho cô đến một địa điểm nào đó. Hàng xóm khu nhà T. ai cũng biết chuyện vụng trộm giữa hai bố con. Những lúc mệt mỏi, T. chỉ biết thở dài vì nhà nghèo, duyên vắn nên chấp nhận cuộc sống như thế. Không chỉ lo cho mẹ con T., ông còn cho tiền gia đình T. sửa nhà để bù đắp thiệt thòi cho T.
Hơn 2 năm qua, T. cam chịu cảnh trái với luân thường đạo lý. Ngày nhà ông Mùi phát hiện ra quan hệ bất chính giữa hai người cũng là lúc T. bị vợ ông đuổi ra khỏi nhà. Danh phận và tờ giấy kết hôn là bằng chứng sống khiến T. phải có trách nhiệm chăm sóc anh ta đến hết đời.
Từ ngôi nhà 2 tầng khang trang, hai mẹ con T. phải chuyển về ngôi nhà gỗ cũ nát gần nhà ông Mùi để vợ ông Mùi dễ bề quản lý. Sống ở nơi lạ lẫm, T. vẫn bị ông bố chồng quấy rồi. Cùng quẫn, T. để lại con và bắt tàu xuống Hà Nội. Những ngày đầu mới đến đây, cô xin làm thêm cho một quán phở gần ga Gia Lâm. Nhiều lần cô nằm khóc một mình nên chủ quán gặng hỏi hoàn cảnh. T. đành kể thực về cuộc đời mình với người chủ quán. Cô muốn bỏ chạy khỏi người bố chồng nên đã bỏ trốn xuống Hà Nội.
Chủ quán tốt bụng đã đưa T. đến trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ Hà Nội nhờ trợ giúp pháp lý. Sau khi nghe câu chuyện và lá đơn khẩn cầu của cô, trung tâm đã liên hệ với địa phương nhờ giúp đỡ mẹ con cô được trở về ngôi nhà của mình được an toàn. Đến bây giờ khi đã yên ổn, T. vẫn còn ám ảnh 3 năm trời trở thành người con dâu lăng loàn.