PGS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "10 ngày trước không dám nói là 'thảm họa' nhưng tình hình bệnh viện rất khó khăn. Khoa Khám bệnh một ngày tiếp nhận 3.500 trẻ, bệnh nhi sởi nằm tràn ngập khoa Truyền nhiễm, nằm ghép 2-3 người một giường. Nay độ nóng của dịch đã giảm, tình hình lây nhiễm tại bệnh viện gần như được giải quyết triệt để. Dịch sẽ kết thúc trong thời gian gần nhất".
Lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã giảm quá nửa, chưa đến 1.000 người. Số ca sởi nhập viện mỗi ngày chỉ còn 5-7 ca, chủ yếu là bệnh nhi nặng từ chuyến dưới chuyển lên trong khi trước đây là 30. Bệnh viện còn 307 ca sởi, không còn tình trạng nằm ghép, thậm chí có chỗ còn thừa giường; số tử vong cũng giảm.
Ngược lại, tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân sởi mới, số ca nặng đang điều trị vẫn ở mức cao. Khoa có 50 giường thì phục vụ đến 110 bệnh nhân, trong đó 70 ca sởi, 6 ca nặng phải thở máy. Phòng tự nguyện cũng để dành cho bệnh nhi sởi,điều dưỡng và bác sĩ cũng được tăng cường. Hội trường khoa cũng được dành để kê giường bệnh.
PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bắt
đầu tiếp nhận nhiều ca nặng từ các tỉnh chuyển lên. Như ngày 24/5, khoa
tiếp nhận 6 trường hợp sởi thì 3 ca từ tỉnh khác.
CẦN ĐỌC
>> Những trường hợp không được tiêm vắc xin sởi
>> Nhận biết đúng bệnh sởi trước khi đưa con vào viện
>> Kiêng gió, kiêng nước khi bị sởi khiến con suýt chết!
>> Lương y Vũ Quốc Trung: Hạt mùi già không có tác dụng phòng sởi
>> Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ và cách điều trị
"Các y, bác sĩ trong khoa đều cố gắng hết sức để cứu chữa trẻ, tuyệt đối không để trường hợp nào tử vong oan, trừ những trường hợp quá nặng. Hiện có một ca rất nặng, chuyển 4-5 bệnh viện. Một ca khác biến chứng viêm não ở Bắc Ninh nhưng tiên lượng có thể cứu được", ông Dũng nói và chia sẻ, biến chứng viêm não ở bệnh nhi sởi khá hiếm.
Trong dịp nghỉ lễ dài sắp tới, khoa đã lên kế hoạch chia đôi nhân lực để trực với tinh thần sẵn sàng làm việc, không có ngày nghỉ. Trước đây, ngày nghỉ chỉ có 2 bác sĩ và 4 y tá trực thì nay tăng lên thành 5 bác sĩ và 11 y tá, chưa kể số học sinh, sinh viên hỗ trợ. Như vậy, một ngày sẽ có khoảng gần 30 người trực, gần như đi làm bình thường.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 75 bệnh nhân sởi đang điều trị nhưng chỉ có 28 bệnh nhi; không có trẻ nào phải thở máy.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các bệnh viện bằng mọi giá cứu bệnh nhân, dùng thuốc tốt nhất; điều dưỡng cần chú ý chăm sóc, ăn uống cho trẻ, vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Đồng thời, bà yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục giảm tải, kê thêm giường bệnh, hạn chế tình trạng nằm ghép.
Ngày 24.4 cả nước ghi nhận thêm 40 ca sởi tại 25 tỉnh, thành; 3 ca tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Từ đầu năm đến nay, hơn 3.600 ca mắc sởi nhập việc, trong đó 123 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
Bộ Y tế nhận định, số bệnh nhân nặng phải thở máy ở các bệnh viện tuyến Trung ương còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Số người mắc sởi tại các địa phương đã bắt đầu giảm, song dotrẻ dưới 9 tháng tuổi chưa được tiêm vắcxin nên nguy cơ mắc bệnh ở nhóm này khó giảm, đồng thời có thể sẽ tiếp tục ghi nhận ca nặng.