Những ngày đầu tháng 2.2011, một số bức ảnh về rùa Hồ Gươm được đăng tải đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của linh vật thủ đô.
![]() |
Rùa Hồ Gươm để lộ những vết thương trên đầu, mai và chân. Ảnh: Thể thao văn hóa |
![]() |
Rùa Hồ Gươm ngậm dây cao su. Ảnh: Vnexpress |
![]() |
Những ngày sau đó, rùa Hồ Gươm nổi với mật độ dày đặc, hầu như ngày nào rùa cũng tìm cách vào bờ và có những dấu hiệu suy yếu sức khỏe rõ rệt.
![]() |
![]() |
Ngày 3.3, rùa Hồ Gươm bò lên bờ để lộ những vết thương trầm trọng. Ảnh: Tuổi trẻ |
![]() |
![]() |
Ngày 6.3, du khách bàng hoàng khi thấy rùa Hồ Gươm nổi gần bờ và ăn xác mèo chết |
Dù đã có kế hoạch bắt rùa từ ngày 4.3, nhưng phải đến ngày 8.3, lực lượng chức năng mới tiến hành quây lưới bắt rùa Hồ Gươm, tuy nhiên rùa cắn rách lưới trốn thoát.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày 8.3, rùa Hồ Gươm cắn rách lưới vây bắt, thoát ra ngoài |
Vài ngày sau khi thoát khỏi lưới của cơ quan chức năng, rùa Hồ Gươm vẫn nổi nhưng tần suất ít hơn. Người ta lo ngại rùa bị stress.
![]() |
Rùa Hồ Gươm rụt rè nổi sau khi bị bắt hụt ngày 8.3 |
Trong khi đó, các cơ quan chức năng khẩn trương họp bàn, triển khai các biện pháp, kế hoạch bắt rùa. Hai cuộc vây bắt thử nghiệm ở Hồ Văn Quán – Hà Đông và hồ Đầm Bông – Thanh Xuân được tiến hành.
![]() |
![]() |
Diễn tập bắt rùa ở hồ Văn Quán |
![]() |
Diễn tập bắt rùa ở Đầm Bông. Ảnh: VTC |
Đến những ngày cuối tháng 3, rùa Hồ Gươm lại nổi và bò lên bờ. Người dân thêm một lần tận mắt chứng kiến những vết thương của Rùa.
![]() |
![]() |
Rùa nổi ngày 31.3. Ảnh: Vietnamnet |
Ngày 3.4, lực lượng chức năng tiến hành vây bắt rùa Hồ Gươm lần hai. Rùa Hồ Gươm bị bắt và đưa về khu điều trị trên Tháp Rùa. Ở đây, rùa sẽ được đội ngũ y tế chăm sóc và chữa bệnh.
![]() |
![]() |
![]() |
Lãng Phong(tổng hợp)