Có thỏa thuận “ngầm”Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, để gỡ tội cho
Dương Chí Dũng, 2 luật sư Trần Đình Triển và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) đã sang Singapore gặp gỡ, làm việc với ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Công ty AP, người đã chuyển khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD về Việt Nam. Trong bản khai tuyên thệ trước pháp luật, ông Goh khai: Có biết ông Dũng nhưng chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp về việc mua bán
ụ nổi 83M. Chưa từng liên hệ với ông Phúc về việc bán
ụ nổi 83M. “Tôi chưa bao giờ trao đổi với ông Dũng và ông Phúc về khoản tiền 1,66 triệu USD” - ông Goh khẳng định.
Tuy nhiên qua xét xử và nghiên cứu hồ sơ, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định việc thỏa thuận với ông Goh về tiền lại quả không thể do Trần Hải Sơn tự quyết định mà nhất định phải thông qua bị cáo Dũng và Phúc. Việc này phải có sự thỏa thuận “ngầm” của Dũng và Phúc với ông Goh, bởi thực tế chỉ có 2 người này với cương vị của mình mới có quyền quyết định việc mua
ụ nổi 83M hay không.
“Một mình Sơn cũng không thể chiếm hưởng khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD, phải có sự đồng ý, thỏa thuận của bị cáo Dũng hoặc Phúc sau đó ủy quyền cho Sơn thực hiện” - HĐXX nhận định.
Tiền khắc phục là quá nhỏVề việc Trần Hải Sơn khai chuyển tiền cho
Mai Văn Phúc, trong đó có một lần về tận quê ở Hải Phòng để đưa, HĐXX cho rằng: Kết quả xác minh việc xuất nhập cảnh của con trai bị cáo Phúc thì đúng là con trai bị cáo này có nhập cảnh về Việt Nam vào ngày 28 Tết năm 2008, đây là chi tiết phù hợp với lời khai của bị cáo Sơn về việc mang 5 tỷ đồng về quê để đưa cho Mai Văn Phúc. Khi đó, Sơn gặp và thấy con trai Phúc lái một chiếc xe Lexus 4 chỗ rất đẹp đưa Phúc về quê. Còn việc mô tả không chính xác các chi tiết về nhà cửa của Phúc ở quê, theo HĐXX là vì điều kiện chỉ đến một lần, thời gian ngắn nên Trần Hải Sơn không thể nhớ tỉ mỉ.
HĐXX cho rằng việc bà Trần Thị Hải Hà (em gái Trần Hải Sơn) có hành vi giúp sức Trần Hải Sơn nhận khoản tiền 1,66 triệu USD, và bản thân cũng được Sơn cho 2 tỷ đồng mà không bị truy tố là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
|
Liên quan đến việc Trần Hải Sơn khai rút 2 tỷ đồng ở Ngân hàng Hàng hải để gộp với 3 tỷ đồng đưa cho
Mai Văn Phúc, tòa đã đề nghị ngân hàng trên kiểm tra nhưng chưa ra kết quả. HĐXX cho rằng: Việc chưa có kết quả trong việc rút tiền bằng CMND của Sơn có thể là do sơ suất của ngân hàng.
HĐXX cũng nhận định, mặc dù phía gia đình
Dương Chí Dũng và
Mai Văn Phúc có nộp khoản tiền để góp phần khắc phục hậu quả vụ án (nhà bị cáo Dũng nộp 4,7 tỷ đồng, nhà bị cáo Phúc nộp 3,5 tỷ đồng), nhưng khoản tiền này là quá nhỏ so với số tiền mà hai bị cáo phải khắc phục, chính vì thế không có cơ sở để coi là tình tiết giảm nhẹ.
Trên cơ sở nhận định đó, HĐXX quyết định bác kháng cáo của
Dương Chí Dũng và
Mai Văn Phúc, tuyên bị cáo Dũng và Phúc cùng tử hình về tội tham ô tài sản, 18 năm tù về tội cố ý làm trái, tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Bản án phúc thẩm là bản án có hiệu lực pháp luật.
Theo LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự thì
Dương Chí Dũng và
Mai Văn Phúc có thể gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước trong thời hạn 7 ngày.