Ông Nguyễn Hoàng, Chủ nhiệm Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung, cho biết:
"Liên tổ được thành lập từ năm 1998, với khoảng 50 hộ xã viên, sản xuất trên diện tích 60 ha rau các loại; trong đó có 30 hộ xã viên sản xuất thường xuyên cho Liên tổ, còn 20 hộ làm theo thời vụ. Tuy nhiên, đến năm 2010 mới bắt đầu triển khai chương trình rau VietGAP cho các hộ xã viên tham gia đăng ký trồng cho HTX thu mua".
Những mô hình trình diễn hiếm hoi ở huyện Củ Chi
Cũng theo ông Hoàng, cứ 1 ha rau ăn lá cho sản lượng khoảng 30 tấn rau/vụ/tháng, rau ăn củ, quả là 60 tấn/vụ 2 tháng. Hiện chủ yếu lượng rau thu mua hàng ngày (3 – 4 tấn/ngày) sẽ nhập vào các siêu thị chiếm khoảng 70%, còn lại cung cấp cho các công ty sản xuất thức ăn công nghiệp và bếp ăn học sinh trên địa bàn TP.
Tôi hỏi: “Có khi nào thiếu rau khiến các anh phải đi nhập rau từ bên ngoài về bán không?”.
Ông Hoàng quả quyết: “Không, vì chúng tôi sợ không quản lý được chất lượng rau”.
Tuy nhiên, khi PV muốn xin địa chỉ để xuống gặp trực tiếp một số hộ xã viên thường xuyên hoặc làm thời vụ của Liên tổ thì ông Hoàng gạt phắt đi với lý do: “Họ ở rất xa bên ngoài địa bàn huyện, không thể gặp được!”.
Thậm chí khi tôi ngỏ ý muốn xin số điện thoại của một hộ dân trồng rau trong Liên tổ, ông Hoàng cũng viện lý do rồi từ chối.
Trao đổi với PV, anh Bùi Thanh Tòng, cán bộ khuyến nông xã Tân Phú Trung cho biết: "Trong vòng 5 năm qua, trên địa bàn xã mới triển khai được 12 mô hình trình diễn SX RAT theo quy trình VietGAP, có 9 hộ tham gia với diện tích khoảng 20 ha; trong đó chỉ có 5 hộ được cấp giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với các hộ dân trồng rau VietGAP là vẫn bị “mắc cạn” đầu ra cho sản phẩm nên khó vận động dân trồng rau sạch. Hơn nữa, từ khi cấp chứng nhận VietGAP cho các mô hình đạt chuẩn đến nay đã quá hạn lâu rồi nhưng cũng chưa tiến hành hậu kiểm để tái chứng nhận cho những hộ dân này".
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Củ Chi có rất ít cơ sở làm rau
sạch bài bản và chuyên nghiệp. Ví dụ như cơ sở của anh Nguyễn Văn Bút
(ấp Xóm Đồng, xã Tân Phú Trung) ký được hợp đồng cho công ty thu mua
xuất khẩu thì mới có động lực sản xuất theo quy trình VietGAP.
Anh
Bút tâm sự: “Cơ sở chúng tôi chuyên trồng các loại rau thơm, mỗi lứa
rau tính từ ngày xuống giống đến khi thu hoạch cũng khoảng 35- 40 ngày.
Vì
trồng theo quy trình VietGAP nên thời gian kéo dài hơn rau thường và
phải đủ thời gian cách ly để đảm bảo nguồn rau sạch cung ứng cho các
công ty xuất khẩu”.
Theo anh Bút, mỗi tuần cơ sở của anh cung cấp
cho công ty XK khoảng 3 tấn rau sạch các loại, với giá bán ổn định
khoảng 10.000 đ/kg rau thơm.
Để trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP
phải đạt được cả chục tiêu chuẩn rất khắt khe như: rau không có nồng độ
chì, sắt, nitrat hoặc chỉ sử dụng phân, thuốc vi sinh…
“Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ chỉ quen với cách trồng rau truyền thống chứ không thể làm đúng theo quy trình.
Hơn
nữa, ngay cả với các hộ trồng rau VietGAP như chúng tôi còn đang phải
tự bơi trên thị trường thì với rau thường hay “GAP” cũng chẳng ai quản
lý được chất lượng”, anh Bút nói.
|