Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền của NTNN, Giáo sư danh dự về Luật
Biển của Trường Đại học Quốc gia Ireland Clive Symmons khẳng
định, hành động Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và chủ động tấn công
tàu Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Việt Nam có thể kiện lên tòa án
quốc tế.
Thưa Giáo sư, quan điểm của ông thế nào về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam?Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được dựng trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Đối với hoạt động khai thác như việc đưa một giàn khoan dầu vào thềm lục địa của một quốc gia có chủ quyền là đi ngược lại với Điều 77 trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Điều 77 này nhấn mạnh, các quốc gia ven biển có chủ quyền có quyền được khai thác (đoạn 1) và (đoạn 2) và những quyền này là “độc quyền” dành cho các quốc gia ven biển đó. Do đó không ai có quyền thực hiện các hoạt động khai thác mà không được sự cho phép của các quốc gia ven biển có chủ quyền.
Giáo sư danh dự về Luật Biển của Trường Đại học Quốc gia Ireland Clive Symmons
Tuy nhiên, vấn đề pháp lý như trong câu hỏi của bạn là vấn đề đường ranh giới giữa 2 nước tại khu vực Biển Đông còn chưa được thống nhất giữa hai bên bởi vùng biển này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Chi phí kiện Trung Quốc từ 10 đến 20 triệu USD Nói về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, một quan chức Bộ Ngoại giao VN cho biết, Việt Nam cân nhắc mọi biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ, trong đó kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng là biện pháp phù hợp với luật biển UNCLOS.
Thông thường, thủ tục để bắt đầu cho một vụ kiện là làm đơn nộp lên tòa án. Trước đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng những tài liệu làm bằng chứng để kiện. Chi phí cho một vụ kiện như thế này từ 10 đến 20 triệu USD.
Quang Minh
|
Đối với trường hợp còn tranh chấp, chiểu theo Điều 83 phần 3 của UNCLOS cụ thể là, trong khi chờ đợi một thỏa thuận thống nhất về ranh giới, các nước có liên quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ cố gắng hết sức để tham gia vào một dàn xếp tạm thời có tính chất thực tế và trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ không gây nguy hiểm hoặc cản trở việc đạt một thỏa thuận cuối cùng.
Do đó, rõ ràng nếu Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng thềm lục địa chưa được xác định mà nước khác cũng tuyên bố chủ quyền là vi phạm nghĩa vụ chuyển tiếp bắt buộc mà điều luật nói trên đặt ra.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây là Việt Nam có những bằng chứng lịch sử khẳng định vùng biển này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và theo những báo cáo về hành động của Trung Quốc vừa qua cho thấy, Trung Quốc đã vi phạm luật, ít nhất là đối với UNCLOS.
Theo Giáo sư, Việt Nam cần phải làm gì trong tình huống căng thẳng và nguy hiểm như hiện nay để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?- Những tình huống đã xảy ra vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự như vậy trên thế giới.
Theo tôi, phương án dùng vũ lực để buộc Trung Quốc rút bỏ giàn khoan cần phải loại bỏ. Theo luật quốc tế đây là “khu vực vùng xám”, và trong UNCLOS quy định rõ, cấm sử dụng vũ lực trên biển (trừ trường hợp tự vệ) (Điều 2 phần 4). Trong trường hợp mới nhất Tòa án Trọng tài quốc tế đã phân định trường hợp ở Nam Mỹ liên quan đến Guyana.
Theo đó, việc đơn phương dùng vũ lực để gây sức ép là vi phạm luật UNCLOS. Trong trường hợp này, cách để Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thông qua biện pháp ngoại giao, bằng mọi cách kịch liệt phản đối hành động sai trái của Trung Quốc.
Với cách phản ứng này, tôi cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ rút bỏ giàn khoan HD 981.
Theo Giáo sư, Việt Nam nên kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế hay không?
Bình luận về khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra diễn đàn LHQ, phóng viên cấp cao của kênh truyền hình CNN tại LHQ Richard Roth nhận định, nếu tình hình trở nên nguy hiểm hơn, ví dụ như một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam có thể yêu cầu triệu tập một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
|
- Về lý thuyết, Việt Nam có thể kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế dựa theo những điều lệ trong UNCLOS. Cần lưu ý, trong trường hợp này, Trung Quốc (theo họ báo cáo đó là vùng biển thuộc chủ quyền của họ) rõ ràng có thể tham gia vụ kiện để xác định tính pháp lý tương ứng.
Phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao nếu Việt Nam khởi kiện?- Cũng như trường hợp của Philippines, phản ứng của Trung Quốc sẽ là từ chối tham gia vụ kiện. Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề lãnh thổ một cách rõ ràng, họ vẫn khăng khăng giải quyết song phương mà không cần đến bên thứ 3. Vì vậy, còn quá sớm để nói về khả năng thắng kiện của Việt Nam và nếu kiện, Việt Nam cần phải chọn lọc nội dung, đặc biệt chú ý đến những nội dung mà Trung Quốc chưa bảo lưu.
Xin cảm ơn Giáo sư!