10h30: Dương Tự Trọng khai tiếp, khi
Dương Chí Dũng báo tin Thủ tướng yêu cầu bắt và nói phải lánh một thời gian, bị cáo Trọng nói đi đâu thì
Dương Chí Dũng nói cứ đi thôi.
Dương Tự Trọng đã nói: "Anh đi rồi cũng phải về vì còn bố mẹ, gia đình nữa. Nếu đi anh cũng không thể đi một mình, em còn có anh em, có đường dây đưa anh đi". Lúc đầu định đi Trung Quốc nhưng xem hướng không tốt nên chuyển vào miền Nam.
Dương Tự Trọng khai chỉ đạo tất cả, các bị cáo khác chỉ đóng vai trò thực hiện.
9h45: HĐXX xét hỏi bị cáo
Dương Tự Trọng. Sau khi kìm nén xúc động, bị cáo Trọng trình bày việc không đồng ý với một số điểm trong lời khai của các bị cáo khác. Bị cáo Trọng cho rằng, trong việc đưa anh trai
Dương Chí Dũng đi trốn, bị cáo chỉ đạo tất cả, các bị cáo khác chỉ đóng vai trò thực hiện.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi
Dương Tự Trọng: "Bị cáo thấy lời khai của các bị cáo khác có đúng không?",
Dương Tự Trọng trả lời: “Bị cáo xác nhận lời khai các bị cáo khác. Việc các bị cáo kia tham gia không như đánh giá của Viện KSND Tối cao và bản án sơ thẩm, nó duy ý chí, mang tính dư luận. Tôi không sợ ngồi tù, tôi làm tôi chịu trách nhiệm. Trong việc này, tất cả anh em tham gia đều là anh em thân tình, trừ Dũng “Bắc Kạn” là tôi biết qua cánh giang hồ”.
Dương Tự Trọng cũng nói về việc anh trai đã nhận phán quyết cuối cùng: "Anh Dũng có bị tử hình không không quan trọng, nhưng gia đình chúng tôi, những người thân, con cái chúng tôi còn đau đầu về chuyện này. Gia đình chúng tôi tin anh Dũng không có tội".
Bị cáo Trọng cũng khai, bản thân biết về mối quan hệ giữa anh Dũng và một ông anh ở Bộ Công an. Cuối giờ chiều hôm đó, bị cáo Trọng điện thoại cho anh trai,
Dương Chí Dũng giọng buồn, bảo tình hình xấu lắm, Thủ tướng yêu cầu phải bắt và bảo Trọng bố trí xe đón. "Lúc đó, đầu tiên là tôi thương anh, sau đến bố mẹ. Tôi bảo anh nên lánh đi một thời gian, ông anh đã bảo thế rồi thì phải nghe.Tôi gọi Sơn sang phòng làm việc. Sơn không biết việc đi đón anh Dũng vì nguyên tắc chỉ đạo án là ai làm người ấy biết. Tôi chỉ nói là tình hình anh Dũng xấu, sẽ có lệnh bắt. Đến ngày 18.5.2012, tôi mới nói hết cho Sơn. Toàn bộ vai trò của Sơn cũng như người khác, chỉ là thực hành".
Ngoài ra, bị cáo Trọng còn đỡ tội cho đàn em: “Tuấn không biết gì, thậm chí lúc anh Dũng bị khởi tố cũng không biết vì lúc đó, thông tin bắt anh Dũng là bí mật quốc gia. Anh Dũng nói ý đồ đi nước ngoài, tôi hỏi chắc chưa, anh Dũng nói là ông anh đã nói rồi. Anh Dũng đòi đi xe ôm một mình nhưng tôi lo anh tôi chỉ là một doanh nhân, không quen giang hồ nên tôi đã cho người đi cùng anh Dũng. Lúc đó, tôi chỉ tâm niệm đưa anh Dũng đi trốn, chỉ nghĩ là mình che giấu tội phạm. Đến lúc này, tòa xử tội gì cũng đúng”.
HĐXX ngắt lời, giải thích, tòa muốn tuyên xử thế nào cũng phải căn cứ quy định của pháp luật.
9h05 - 9h25: HĐXX xét hỏi 2 bị cáo Đồng Xuân Phong và Nguyễn Trọng Ánh: Các bị cáo thành thật khai báo hành trình giúp
Dương Tự Trọng đưa
Dương Chí Dũng đi trốn.
9h30: HĐXX chuyển qua xét hỏi
Dương Tự Trọng.
Dương Tự Trọng đã HĐXX được một phút mặc niệm cho bố của thuộc cấp Vũ Tiến Sơn mới bị mất. Sau đó, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trọng. Tuy nhiên do bị cáo này đã quá xúc động nên bật khóc trước vành móng ngựa, không trả lời thẩm vấn được. HĐXX cho bị cáo ngồi xuống thẩm vấn sau.
8h55: HĐXX xét hỏi bị cáo Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”). Bị cáo Dũng đã thuật lại quá trình giúp đưa
Dương Chí Dũng đi trốn. Bị cáo cũng cho rằng nể tình nghĩa anh em chơi với nhau nên giúp không nề hà.
Bị cáo Trần Văn Dũng đã thuật lại quá trình giúp đưa
Dương Chí Dũng đi trốn.
Bị cáo Dũng cũng cho rằng hình phạt dành cho bị cáo hơi cao vì bị cáo đã thành khẩn khai báo, bố mẹ có công với cách mạng. Bị cáo Dũng mong muốn được HĐXX giảm nhẹ hình phạt.
8h35: Sau khi tóm tắt nội dung vụ án, nội dung đơn kháng cáo của các bị cáo, HĐXX bước vào phần xét hỏi. Bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) bị xét hỏi đầu tiên về việc giúp
Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị cáo Sơn khai: "Ngày 17.5.2012,
Dương Tự Trọng gọi lên phòng làm việc bảo lên Hà Nội dự sinh nhật và thông báo là anh Dũng có lệnh bắt.
Dương Tự Trọng bảo lo việc cho anh Dũng nhưng bị cáo không hiểu là lo thế nào, là động viên, an ủi, khuyên ra đầu thú hay bỏ trốn".
Bị cáo Vũ Tiến Sơn khai tại tòa.
Cũng như lời khai ở phiên sơ thẩm, bị cáo Sơn nói
Dương Tự Trọng đề xuất đưa
Dương Chí Dũng đi trốn sang chỗ cháu bên Mỹ vì Dũng có hộ chiếu bên đó. “Hơn nữa, anh Trọng nói anh Dũng được một ông anh trên Bộ Công an báo là anh Dũng có lệnh bắt của cơ quan điều tra, nên lánh đi một thời gian. Anh Trọng nói anh Dũng là trưởng trong nhà, cần lánh đi không có các ông bà tuổi cao không chịu được” - bị cáo Sơn nói.
Bị cáo Sơn cũng khai thêm, ngoài ra
Dương Tự Trọng còn nói mục đích chuyến đi vào TP.HCM để tránh bị phát hiện là vào đó điều tra vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên bị nổ mìn tại nhà theo phân công của Ban chuyên án, Bộ Công an. Việc đưa
Dương Chí Dũng đi bỏ trốn chỉ là kết hợp.
Sau khi hỏi lại quá trình gây án, Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Vũ Tiến Sơn: “Bị cáo bị tuyên án như vậy có đúng tội không?”, Vũ Tiến Sơn trả lời: "Dạ đúng tội, nhưng vai trò chỉ đạo là không đúng, vì tôi chỉ thực hiện một phần chỉ đạo của anh Trọng. Tôi chỉ biết một số việc anh Trọng giao trực tiếp tôi làm. Tôi mong muốn HĐXX xem xét lại vai trò của tôi, chỉ là vai trò thực hành. Tôi nghĩ tôi cần được xử như các bị cáo khác. Hơn nữa, tôi đã thành khẩn khai báo từ đầu, khai báo ra một vụ án khác là vụ làm lộ bí mật nhà nước". Ngoài ra, bị cáo Sơn còn đưa ra lý do gia đình có công với cách mạng, mong được xem xét giảm án.
8h30: Trên cơ sở hội ý, HĐXX quyết định phiên toà vẫn tiếp tục diễn ra vì các nhân chứng vắng mặt đã có lời khai trong hồ sơ vụ án, khi cần thiết sẽ công bố.
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay, nhiều nhân chứng và người liên quan được triệu tập nhưng không đến và có đơn xin xử vắng mặt. Ngay sau khi khai mạc phiên toà lúc
8h05, HĐXX đã tiến hành kiểm tra căn cước đối với các bị cáo trong vụ án.
Do phiên toà xét xử vắng mặt một số nhân chứng nên sau khi nghe ý kiến của đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên toà về việc vắng mặt này không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. HĐXX đã vào phòng nghị án để thảo luận về việc có tiếp tục xét xử hay không.
Sáng nay (22.5), Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài trái phép” đối với Dương Tự Trọng và đồng phạm. Các bị cáo đã tổ chức cho
Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bỏ trốn đi nước ngoài.
Ngày 8.1, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo: Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) 18 năm tù, Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) 13 năm tù, Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng) 5 năm tù, Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) 6 năm tù, Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng) 7 năm tù, Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) 8 năm tù, Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng) 5 năm tù.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 17.5.2012, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an ra lệnh bắt Dương Chí Dũng. Dương Tự Trọng biết anh mình có lệnh bắt nên đã hướng dẫn anh đến trốn tại nhà bạn gái là Hoàng Kim N (tổ 43, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội). Tiếp đó, Dương Tự Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Phạm Minh Tuấn lên kế hoạch đưa Dương Chí Dũng đi trốn.
Theo sự phân công, Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn đã đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội xuống nhà bố của chị Hoàng Kim N ở trị trấn Quảng Hà (Hải Hà, Quảng Ninh) nhằm vượt biên sang Trung Quốc. Dương Chí Dũng xem quẻ bói thấy việc trốn theo hướng Bắc không tốt đã quyết định chuyển hướng xuống phía Nam sang Campuchia, để bay sang Mỹ.
Để tổ chức trốn theo hướng này, Dương Tự Trọng đã bàn với Vũ Tiến Sơn đã dùng 2 đối tượng có quan hệ xã hội là Đồng Xuân Phong (bị Công an TP.HCM truy nã về tội buôn lậu từ năm 2009; đang sống ở Hải Phòng) và Trần Văn Dũng (tức Dũng Bắc Kạn) giúp sức.
Các đối tượng trên đã mua nhiều điện thoại và sim rác để liên tục giữ liên lạc với nhau và thống nhất gọi Dương Chí Dũng là “Đồng”; Đồng Xuân Phong là “Gió”; Trần Văn Dũng là “Cạn”.
Lợi dụng được cử đi công tác tại TP.HCM, Dương Tự Trọng đã chọn ngày 21.5.2012 là thời điểm đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh vào TP.HCM. Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh nhận nhiệm vụ chở Dương Chí Dũng đi, còn Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn bay vào trước 1 ngày.
Quá trình đưa Dương Chí Dũng đi, các đối tượng liên tục thay đổi xe để tránh bị phát hiện. Tối ngày 23.5.2012, Dương Chí Dũng được chở theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia.
Trưa 24.5.2012, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ Campuchia bay sang Singapore để Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên, do Văn phòng Interpol Việt Nam đã trao đổi thông tin về vụ án và lệnh truy nã quốc tế với Dương Chí Dũng đối với Văn phòng Interpol của Mỹ nên đối tượng này đã không được phép nhập cảnh Mỹ và ngày 27.5.2012, Dương Chí Dũng bị quay trở về Campuchia.
Để Dương Chí Dũng có tiền chi tiêu, Dương Tự Trọng đã 2 lần chuyển số tiền 24.000USD. Sau thời gian lẩn trốn nơi đất khách, đến ngày 4.9.2012, Dương Chí Dũng bị bắt.
Sau khi bị tuyên án, các bị cáo đã kháng án lên TAND Tối cao. Tại phiên tòa phúc thẩm Dương Tự Trọng và đồng phạm ngày hôm nay, Dương Chí Dũng (đã bị tuyên tử hình trong vụ án tham nhũng tại Vinalines) đến phiên tòa với vai trò nhân chứng.