Bám trụ trên biểnÔng Hồ Đăng Chiến - Chủ tịch UBND xã Đức Trạch cho biết, dù trải qua những thời điểm thăng trầm khác nhau nhưng ngư nghiệp luôn đóng góp hơn 90% tỷ trọng kinh tế của địa phương này. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức Trạch có 555 phương tiện, với khoảng 2.000 lao động tham gia đánh bắt thủy, hải sản trên biển; trong đó có phần lớn là tàu công suất từ 350 – 800CV với hơn 1.500 lao động tham gia đánh bắt xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa.
Ngư dân Đức Trạch đóng mới tàu lớn vươn khơi.
Theo ông Chiến, biển đã mang lại nguồn lợi cho ngư dân Đức Trạch hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Hiện xã Đức Trạch có 5 tổ hợp tác và 42 tổ đoàn kết thường xuyên ra khơi, bám trụ trên biển. Đặc biệt, xã Đức Trạch nổi tiếng với những ngư dân giàu kinh nghiệm, trang bị tàu lớn, lưới tốt nên có những chuyến ra khơi trúng đậm hàng trăm triệu đồng. Mới đây (đầu tháng 5), tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Trung ở tổ hợp tác Tiến trúng mẻ cá lớn, bán được 400 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều chủ tàu khác thu nhập mỗi tháng 300-400 triệu đồng từ biển.
Vững tâm bám biểnÔng Trương Công Hoạt - Chủ tịch Hội Nông dân Đức Trạch cho biết: “Từ đầu năm đến nay, ngư dân trong xã đã đóng mới thêm 32 chiếc tàu lớn loại công suất 800CV với giá trị hơn 3 tỷ đồng mỗi chiếc”. Đi dọc bờ biển của xã Đức Trạch, chúng tôi còn thấy nhiều con tàu lớn vẫn chưa khô sơn, chờ ngày đẹp sẽ hạ thủy hành nghề. Nhiều chiếc tàu khác cũng vừa được khởi công đóng mới.
Ông Hồ Đăng Chiến - Chủ tịch UBND xã Đức Trạch cho hay: “Trong tháng 5 vừa qua, ngư dân Đức Trạch đã hạ thuỷ 17 chiếc tàu có công suất từ 300CV trở lên. Huyện Bố Trạch và chính quyền xã Đức Trạch đã đến hỗ trợ 10 triệu đồng/tàu và tặng quà, cờ Tổ quốc động viên ngư dân vươn khơi bám biển.
|
Mặc dù đang sở hữu 1 con tàu đánh bắt ngoài khơi, nhưng ngư dân Lê Khoa vẫn quyết định khởi công đóng thêm một chiếc tàu mới với công suất 800CV. Anh Khoa giải thích: "Trong điều kiện như hiện nay phải tăng cường tàu lớn, máy mạnh, kết hợp ra khơi thành tổ, đội với các tàu khác trong vùng để đỡ gặp rủi ro khi đi biển. Tàu lớn mới chiếm ưu thế trên ngư trường, đánh bắt hiệu quả, còn góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc".
Bên chiếc chiếc tàu lớn sắp hoàn thiện, ngư dân Phạm Uyên đang cùng những người thợ mà anh mời từ Nghệ An vào quét những vệt sơn cuối cùng cho phần còn lại của thân tàu để kịp ngày hạ thủy đã chọn. "Trước đây, tôi chỉ có tàu nhỏ dưới 90CV, giờ đây, cùng một người anh em góp đóng con tàu này có công suất trên 780CV để vươn khơi. Có tàu lớn, ngư lưới cụ vững chắc thì ra khơi không lo lỗ đâu. Đầu tháng tới, tôi sẽ lái tàu ra khơi chuyến đầu tiên và ngư trường hướng đến là vùng biển Hoàng Sa” – anh Uyên chia sẻ.
Cũng ở xã Đực Trạch, mới đây ngư dân Tôn Thất Vĩ đã đặt hàng Công ty Sông Đào (Nam Định) đống mới một con tàu vỏ sắt trị giá 17 tỷ đồng. Theo anh Vĩ đây là một con tàu hiện đại, có kho đông lạnh, vừa đánh bắt vừa thu mua hải sản của các tàu bạn trên biển để giảm chi phí xản xuất cho ngư dân.