Không chỉ là “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu, bức bình phong chặn dông bão cho Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà còn là “Vương quốc” của loài linh trưởng vô cùng quý hiếm trên thế giới đó là Voọc chà vá chân nâu.
Không chỉ là “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu, bức bình phong chặn dông bão cho Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà còn là “Vương quốc” của loài linh trưởng vô cùng quý hiếm trên thế giới đó là Voọc chà vá chân nâu (Chà vá chân đỏ) hay voọc ngũ sắc do màu lông 5 màu của nó.
Loài voọc này được các nhà bảo vệ động vật hoang dã tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Voọc chà vá chân nâu được phát hiện năm 1969 ở Sơn Trà, hiện đàn có khoảng 350 cá thể, chiếm trên 50% số cá thể loài này trên toàn thế giới.
Cũng từ nhiều năm nay, tình trạng săn bắt loài linh trưởng này ở Đà Nẵng đã được khống chế, nhiều hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường sống cho Voọc được triển khai và ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng. Với người dân Đà Nẵng đàn Voọc là “Báu vật của Sơn Trà”, giữ và tăng đàn là niềm tự hào chung của người dân thành phố biển này.
Buổi sáng bình yên của một gia đình voọc chà vá chân nâu.
Con voọc đầu đàn.
Thức ăn chủ yếu của Voọc chà vá chân nâu là búp cây non và quả.
Con voọc mẹ đeo con nhỏ dưới ngực truyền cành đi kiếm thức ăn.
Voọc chà vá rất nhát, khi có động cả đàn dừng ăn hướng về nơi phát ra tiếng động.
Cũng có lúc thật cô đơn.
Tình nguyện viên Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà lên núi nhặt các loại rác có nguồn gốc phi tự nhiên trong rừng.
TP.Đà Nẵng nhìn từ khu rừng trên bán đảo Sơn Trà nơi sinh sống của quần thể voọc chà vá chân nâu.
Rừng Sơn Trà trở thành điểm đến của các nhà linh trưởng học để nghiên cứu về “nữ hoàng” của linh trưởng.