Tổ bọ ngựa là một trong những vị thuốc giúp chữa bệnh trẻ bị "tè dầm". Ảnh: minh họa |
Có trẻ chỉ đái dầm vào ban ngày, có trẻ chỉ đái dầm vào ban đêm nhưng có trẻ đái dầm cả ngày lẫn đêm. Bệnh thường tự khỏi. Khoảng 80% số trẻ em không đái dầm quá một năm. Nếu kéo dài cần khám bác sĩ để chữa được chính xác.
1/ Dùng một cái bong bóng lợn, gạo nếp; 10-12g ích trí nhân, 10-12g ngũ vị tử. Bong bóng lợn mổ ra, rửa sạch, nhồi các vị thuốc trên vào bọc lại. Ninh chín nhừ với gạo nếp. Vớt ra bỏ xác thuốc. Ăn cả cái lẫn nước một lần vào buổi chiều. Dùng liền 5-7 ngày.
2/ Lấy 8g hoài sơn sao cho thơm, 60g ô dược, 60g ích trí nhân. Sấy giòn, tán bột mịn, luyện với hồ các vị thuốc trên. Hoàn viên bằng hạt ngô, cất nơi khô ráo, uống ngày 2 lần, lúc đói bụng. Trẻ em tùy tuổi, dùng mỗi lần 3-4g.
3/ Khi trẻ đái dầm nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, gầy, mệt, ăn kém, phân nát, đổ mồ hôi trộm … thì dùng: hoàng kỳ 12g; thăng ma, bạch thược, ích mẫu, phục thần, sa uyển tật lê, ích trí nhân, đương quy, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
4/ Khi trẻ đái dầm nước tiểu vàng, đêm ngủ nghiến răng, môi đỏ, bàn chân nóng, rêu lưỡi vàng thì dùng: hoàng bá, long đảm thảo, cam thảo mỗi vị 6g; chi tử, tri mẫu, sài hồ, mộc thông, sinh địa mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
5/ Khi trẻ đái dầm 2-3 lần một đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, mệt mỏi thì dùng: thơ ty tử, ích trí nhân, ba kích, mỗi vị 8g; đẳng sâm, tổ con bọ ngựa, phá cố chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Đối với trẻ hay đái dầm cũng nên hạn chế ăn canh, uống nước vào buổi cơm chiều và trước khi đi ngủ 2 tiếng.