Vợ mất, con dại vẫn bám Hoàng SaĐã hơn 1 tuần cùng biên đội hùng binh Hoàng Sa sống trong lò lửa. Thật may mắn tôi được đi trên chiếc tàu khủng nhất của huyện Núi Thành (Quảng Nam). Khủng không chỉ bởi công suất của tàu thực lớn đến gần 800 CV và quan trọng nhất được sát cánh cùng cùng cặp đôi hoàn hảo Trần Phi-Bùi Ngọc Dũng (cùng sinh năm 1973, quê huyện Núi Thành, Quảng Nam).
Ngư dân sát cánh cùng nhau đánh bắt trên biển Hoàng Sa mặc cho tàu Trung Quốc ngang ngược uy hiếp.
Đồng sở hữu tàu Qna 91297 nhưng Trần Phi đứng vai em khi lấy em vợ của Bùi Ngọc Dũng. Khuôn mặt Trần Phi nhìn đen rạm rắn rỏi, ăn nói hào sảng nhưng trái tim thật nồng ấm. Tôi nhận ra điều này khi nghe anh tâm sự về những người xung quanh trong đôi phút bình yên giữa “tọa độ đen” mà không nói gì nhiều về mình…
Dù chỉ đôi phút như vậy nhưng tôi biết thêm một cột mốc sống thực sự trên biển. Anh Bùi Ngọc Dũng đã mất vợ hơn 1 năm nay vì tai nạn. Chị mất, để lại cho anh Dũng 2 đứa con dại. Vậy nhưng anh Dũng yêu Hoàng Sa tận sâu thẳm. Khi chị mất được ít tháng, anh Dũng bán đi chiếc tàu cũ với giá 2 tỷ đồng. Lúc đó ai cũng nghĩ anh ấy bán tàu lên bờ đổi nghề để được gần chăm sóc dạy bảo 2 đứa con.
Vậy mà bán được tàu, anh Dũng qua bảo Trần Phi bán luôn chiếc thuyền nhỏ lấy tiền hùn vốn đóng tàu to ra Hoàng Sa đánh bắt. Lý do, như anh Dũng nói với Trần Phi: “Nghĩa vụ của anh với chú là phải bám biển thật chặt. Muốn chặt và lâu bền phải có tàu to…”. Chỉ mấy câu này thôi anh Trần Phi quyết định bán luôn tàu cũ, rồi mượn thêm 1,5 tỷ của Nhà nước cùng anh Dũng đóng luôn con tàu này.
Những mẻ lưới đầyTàu to máy lớn thế rồi nên đội quân đi trên tàu cũng xứng danh cả mới hòng thu lại vốn. Ánh mắt rất đỗi tự hào anh Phi giới thiệu “sát thủ” mực lá Nguyễn Mai (48 tuổi, cùng quê Núi Thành, Quảng Nam). Lúc này cả biên đội đang thả lưới ở cách con “quái vật” khoảng 15 hải lý “hứng” dòng cá nục chuối được dự đoán khoảng 50 tấn. Trên tàu có 12 thuyền viên thì 11 người ra trước mũi tàu kéo lưới còn anh Mai ra phía sau thuyền ngồi câu mực vừa canh phòng tàu Trung Quốc.
Sáng 22.5, Bộ GDĐT đã trao tặng một chiếc xuồng CQ trị giá 3 tỷ đồng cho Bộ Tư lệnh Hải quân. Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật cảm ơn và bày tỏ sự cảm động trước sự đóng góp đầy ý nghĩa của Bộ GDĐT và một số doanh nghiệp. Mạnh Thắng
|
Biển Hoàng Sa vang danh “vựa cá của Biển Đông” cũng không ngoa chút nào. Bởi chỉ từ 17 giờ cho đến 20 giờ, mẻ lưới của Qna 91297 trúng trên 2 tấn cá nục chuối. Chưa hết, tôi chợt nghe tiếng anh Mai gọi. Bật khỏi ca bin chạy ra sau, dọc hành lang mạn thuyền, tôi thấy cơ man nào là mực đang phát ra tiếng sụyt suỵt. Chỉ trong thời gian ngắn, anh Mai đã câu được 40 ký mực, trong đó có cặp mực lá trên hai chục ký, còn lại toàn mực 2-3 ký…
Thu hoạch đầy khoang, anh Dũng vẫn không thôi chạnh lòng: “Ngư dân mình ít vốn quá, ra khơi chỉ với con tàu gỗ nhỏ nhoi. Phải chi có đủ nguồn lực đóng tàu lớn, năng suất, sản lượng cao thì dù ra tới “tọa độ đen” cũng không sợ bị bắt nạt”.
Quảng Ngãi:Ra tận cảng để tiễn chồng, con 15 giờ chiều 22.5, lần đầu tiên hàng trăm phụ nữ ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) đã ra tận cảng để tiễn chồng, con tiếp tục theo tàu ra khơi đánh bắt tại Hoàng Sa. Đồng thời những người mẹ, vợ đã tổ chức mít tinh để phản đối hành động của Trung Quốc.
Nói về việc làm của mình, chị Nguyễn Thị Hồng (43 tuổi), bộc bạch: Tụi tui thì chỉ biết Hoàng Sa là vùng biển mà hàng trăm năm qua thế hệ cha ông đã ra đánh bắt, nuôi sống gia đình. Vậy mà nay bỗng nhiên vô cớ Trung Quốc đưa giàn khoan, tàu chiến đến đặt và ngăn cản không cho ra đánh bắt nữa, ai mà không giận được. Được chị em cổ vũ, động viên thế này thì anh em chẳng còn lo sợ gì tàu chiến Trung Quốc nữa”. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, các tàu cá lần lượt nối đuôi trực chỉ thẳng tiến ra khơi trong rừng lời chúc và vô vàn khẩu hiệu mà những người vợ, mẹ viết vội trên tấm giấy cứng "Hoàng Sa là của Việt Nam"; “Quyết tâm bám biển Hoàng Sa đến cùng"... Cùng ngày, hàng trăm phụ nữ Bình Châu đã tập trung về lăng Vạn Gành Cả, thôn Châu Thuận, cùng xã để mít tinh phản đối hành động của Trung Quốc.
Công Xuân
|