Dân Việt

Sinh viên với nỗi lo tìm kiếm việc làm

23/11/2012 06:53 GMT+7
(Dân Việt) - Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, những sinh viên giỏi với điểm số cao, thành tích tốt luôn là tâm điểm của mọi chú ý. Thế nhưng, khi các bạn ra trường, vấn nạn thất nghiệp lại là mối lo chung bất kể sinh viên sở hữu bằng cấp loại gì.

Có bằng cấp vẫn lo

Những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm bớt nhân sự. Theo đó, số nhân viên thất nghiệp ngày càng tăng khiến con đường tìm việc của sinh viên mới ra trường trở nên gập ghềnh, sóng gió…

img
Tại iSpace, thời lượng thực hành dành cho sinh viên chiếm 70% chương trình học.

Trường hợp sinh viên ra trường phải đi làm phục vụ viên, trực điện thoại, dạy thêm, tiếp thị sản phẩm, thậm chí bán hàng vỉa hè… - những công việc không cần bằng cấp là chuyện không hề hiếm. Đáng buồn hơn, có những bạn tốt nghiệp thủ khoa mà vẫn phải sống nhờ vào gia đình là chính. Sau thời gian đôn đáo cầm hồ sơ kiếm việc lại quyết định tìm đường đi học tiếp vì mãi không tìm được một việc làm ưng ý.

Kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tiết giảm chi phí. Không chỉ cơ cấu lại nhân sự cho gọn nhẹ, chỉ giữ những ứng viên thật sự có năng lực mà việc tuyển dụng cũng bị hạn chế với các tiêu chuẩn ứng viên ngày càng được siết chặt. Nắm bằng cấp đủ đầy trong tay cũng không có gì đảm bảo rằng các bạn sinh viên sẽ yên tâm có được việc làm như ý.

Thất nghiệp, vì sao?

Theo điều tra của Bộ GDĐT, năm 2011 cả nước có 63% số sinh viên ra trường thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết: “Các doanh nghiệp ngày nay chỉ chú trọng tuyển dụng nhân lực có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật cao và kỹ năng hành nghề tốt. Mọi doanh nghiệp đều muốn chọn được những ứng viên có thể ngay lập tức tiếp nhận được công việc mà không cần phải tốn kém chi phí đào tạo lại, đặc biệt là trong tình hình khó khăn hiện nay. Vì thế, nếu sinh viên có bằng giỏi nhưng không có thái độ hợp tác tốt hoặc thiếu kỹ năng, không biết cách xử lý công việc thì vẫn thất nghiệp như thường”.

Có thể nói, việc sinh viên được giảng dạy theo lối học chuyên môn mà đa phần là lý thuyết, đến khi ra trường mới đi làm để tích lũy kinh nghiệm như từ trước đến nay đã đi lệch pha với yêu cầu xã hội và doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, công tác đào tạo là vấn đề cần thay đổi đầu tiên.

Đi tìm lời giải

Vừa qua, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã kết hợp xây dựng một quy trình đào tạo mới gồm 3 bước: “Huấn luyện đủ chuyên môn – Trải nghiệm công việc thực tế - Đào tạo nâng cao”. Quy trình được ra đời căn cứ trên nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu đầu vào về chuyên môn lẫn kỹ năng hành nghề của doanh nghiệp đối với ứng viên mà nhà trường đã ghi nhận được từ hệ thống các doanh nghiệp đồng hành trong nhiều lĩnh vực và từ đối tác timviecnhanh.com.

Với quy trình đào tạo này, sinh viên được học một nghề thật sự bằng cách trau dồi chuyên môn song song với làm thực tế công việc để tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đi học.

Với quy trình đào tạo này, các bạn được học một nghề thật sự bằng cách trau dồi chuyên môn song song với làm thực tế công việc để tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đi học. Mỗi sinh viên sẽ có 500 giờ trải nghiệm công việc dưới sự hướng dẫn của chính các doanh nghiệp đồng hành với nhà trường để rèn luyện kỹ năng hành nghề, thái độ làm việc và làm quen với văn hóa doanh nghiệp. Các bạn cũng sẽ được sát hạch tốt nghiệp về cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề bởi chính các đối tác tuyển dụng của iSpace để đảm bảo khả năng tiếp nhận công việc mà không cần qua đào tạo lại.

Nhận được những đánh giá tích cực của doanh nghiệp về tính hợp lý của cách thức đào tạo này, iSpace tự tin cam kết giới thiệu việc làm cho tất cả sinh viên có nhu cầu sau 2,5 năm theo học (kết thúc giai đoạn 1 của chương trình). Tiếp đó, các bạn có thể vừa đi làm, vừa được đào tạo hoàn thiện kiến thức chuyên sâu của chương trình đại học (do ĐH Duy Tân giảng dạy) để nâng cao chuyên môn và bằng cấp nhằm gia tăng cơ hội thăng tiến về sau. Như vậy, vẫn chỉ trong 4 năm như chương trình đại học thông thường nhưng với quy trình mới này, sinh viên vừa có một nền tảng kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, vừa có được việc làm ổn định từ trước khi tốt nghiệp.