75.000 phụ nữ da trắng (Mỹ, 40 – 65 tuổi) đã tham gia vào nghiên cứu thứ nhất trong suốt 24 năm Mỗi phụ nữ đếm số nốt ruồi ở tay trái, giữa vai và cổ tay, những nốt ruồi có đường kính từ 3mm trở lên. Sau khi tính toán các yếu tố nguy cơ ung thư như tuổi có kinh lần đầu, có thai lần đầu và mãn kinh, họ phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều nốt ruồi nhất, trên 15 nốt, có nguy cơ ung thư vú cao hơn 35% so với nhhững phụ nữ không có nốt ruồi.
Nghiên cứu thứ 2 sử dụng số liệu thu thập từ gần 90.000 phụ nữ Pháp từ 39-66 tuổi trong 18 năm. Thay vì đếm, họ mô tả không có, ít, nhiều, hay rất nhiều. Kết quả cho thấy phụ nữ có rất nhiều nốt ruồi sẽ gia tăng nguy cơ bị ung thư vú nhiều hơn 13% hơn những phụ nữ không có nốt ruồi. Những mối liên hệ này không đảm bảo sau khi các nhà nghiên cứu xem xét tiểu sử bệnh ung thư vú và tiểu sử mắc u vú lành tính.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu phân tích nhóm nhỏ bao gồm chỉ những phụ nữ tiền mãn kinh, số liệu cho thấy những người có rất nhiều nốt ruồi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhiều hơn 34% so với những người không có.
Các kết quả từ cả 2 nghiên cứu được công bố ngày 10/6 trên tạp chí PLOS Medicine.
Lí do cho rằng nốt ruồi không chỉ là một đặc điểm của da mà còn có thể là dấu hiệu của ung thư vú, là dựa trên mối quan hệ giữa nốt ruồi và hoóc-môn giới tính. Số lượng nốt ruồi có thể thể hiện được nồng độ hoóc-môn. Càng nhiều nốt ruồi thể hiện nồng độ estrogen và testosterone cao hơn.
Một hạn chế của cả hai nghiên cứu là nghiên cứu từ Mỹ chỉ bao gồm phụ nữ da trắng, trong khi nghiên cứu từ Pháp không ghi nhận số liệu về màu da. Do đó kết quả nghiên cứu có thể không áp dụng với những phụ nữ không phải là da trắng.
Han nói rằng còn quá sớm để dùng số lượng nốt ruồi làm công cụ chẩn đoán sàng lọc ung thư vú. Cần có nhiều nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ mới này.