Điểm sạt lở bắt đầu từ mố chân cầu đường sắt Yên Xuân (Nghệ An) xuôi theo dòng sông Lam về phía nam chạy dài chừng 600-700 m. |
|
Dòng nước đã khoét gần tới mố chân cầu. |
|
Tình trạng sạt lở đã xảy ra nhiều lần. Năm 2008, ngành đường sắt đã xây dựng bờ kè bằng cọc sắt và bê tông để ngăn sạt nhưng đến nay, bờ kè này đã cách bờ hơn 10 m, nằm ngoài dòng nước. |
|
Hàng ngày, nước sông Lam vỗ ập khiến bờ kè bằng đá và bê tông bị khoét hàm ếch, sập dần. Còn vào mùa lũ lụt hàng năm, bờ kè này bị nước làm sạt lở khoảng 5 m chiều ngang. "Những hôm lụt, nằm ngủ vẫn nghe tiếng đất sập xuống dòng nước rầm rầm mà lo sợ không ngủ được. Nếu nước lũ cuốn đường sắt thì nhà tôi và cả xóm này cũng mất luôn", bà Nguyễn Thị An, xóm 4, xã Nam Cường, Nam Đàn kể. |
|
Trước đây hành lang bảo vệ chân mố và đường sắt rộng hơn 15 m, nhưng hiện tại có điểm chỉ cách đường ray chưa đầy 5 m. |
|
Trung bình mỗi ngày có hơn 40 chuyến tàu khách và tàu hàng chạy qua khu vực này. Mùa mưa lũ sắp tới nếu khu vực này tiếp tục sạt lở thì nguy cơ an toàn đường sắt là báo động |
|
Cột tín hiệu, đường dây thông tin đường sắt đang bị đe dọa sạt lở tới chân. |
|
Trao đổi với PV, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, ông Nguyễn Hồng Kỳ cho biết, sở đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra tình trạng sạt lở này và coi ở mức đáng báo động. "Sở và tỉnh chuẩn bị vật dụng, trang thiết để tiến hành kè tạm bảo vệ điểm sạt lở. Còn về lâu dài, sở đã tham mưu với UBND tỉnh gửi báo cáo lên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải xin hỗ trợ 70 tỷ đồng cho Nghệ An khắc phục tình trạng này", ông Kỳ nói. |
|
Biến đổi khí hậu, lũ lụt thường xuyên được cho là nguyên nhân dẫn tới việc thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông Lam. |