Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (đoàn Đồng Nai).
Tại phiên thảo
luận, có ý kiến cho rằng, viên chức là đối tượng rất ít khi bị thất
nghiệp, do đó cần có quy định viên chức phải tham gia bảo hiểm thất
nghiệp hoặc cần có chính sách để sau khi về hưu họ được hưởng một khoản
trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi theo nguyên
tắc đóng- hưởng.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho
biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Điều 2 Luật Viên chức quy
định viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ
hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tính đến 31.12.2012, số
viên chức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1,783 triệu, chiếm 21,36% tổng số
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành
phố, giai đoạn 2010- 2013 cả nước có 17.328 người thuộc khu vực sự
nghiệp công được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, việc
tiếp tục quy định viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất
nghiệp tại Điều 44 của Dự thảo Luật là phù hợp. Đồng thời, đây là loại
hình bảo hiểm xã hội ngắn hạn, có tính chất chia sẻ cao giữa những người
cùng tham gia và người lao động chỉ được hưởng chính sách này khi gặp
rủi ro mất việc làm.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ
Việt Nam cho rằng: Nên khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, nghề
nghiệp, đoàn thể, quân đội tham gia vào công tác giới thiệu và đào tạo
việc làm cho lao động. Nếu để các trung tâm việc làm cấp tỉnh “ôm” hết
việc sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, tăng chi phí trong giải quyết việc
làm cho người lao động.