Ông Tuấn cho biết, quỹ được hình thành từ 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là do người dân tự nguyện tham gia đóng góp, mức góp 20.000 đồng/người/tháng. Nguồn thứ 2 lấy từ phần tiết kiệm được khi các thôn nhận thiết kế, thi công các công trình công cộng trong xã như làm đường giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi...
Nguồn thứ 2 này mới là quan trọng, bởi nguồn này đã được chắt chiu, tiết kiệm từ 20 năm nay và sẽ còn bổ sung trong những năm tới.
“Chúng tôi đã tính toán rất kỹ các chi phí cũng như những rủi ro và có thể khẳng định rằng, Quỹ Bảo hiểm và phúc lợi xã Thanh Văn có cơ sở chắc chắn để tồn tại lâu dài. Từ rất lâu, chúng tôi đã đi tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm tại một số địa phương nổi tiếng về xây dựng lương hưu ND như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Từ Sơn (Bắc Ninh) và Dị Sử (Mỹ Hào, Hưng Yên).
Tại các địa phương này, gọi là quỹ hưu ND, nhưng kỳ thực do quy mô quỹ thấp, không có nguồn bổ sung nên mức chi trả chỉ từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng nên không thể gọi là Quỹ Bảo hiểm và phúc lợi ND được.
Phương Đông (ghi)